| Hotline: 0983.970.780

Trụ sở ủy ban xã bị vây kín vì “nghi án” chuông cổ

Thứ Ba 04/05/2010 , 09:05 (GMT+7)

Hơn một ngày qua, trụ sở UBND xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, luôn trong tình trạng “nghẽn” người. Dân trong xã ùn ùn kéo về đây quyết đòi xã chứng thực về chiếc chuông cổ tại chùa Yên Phụ.

Dân trong xã Yên Phụ đã vây kín trụ sở Ủy ban Nhân dân vì nghi ngờ chiếc chuông trong chùa là giả

Hơn một ngày qua, trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, luôn trong tình trạng “nghẽn” người. Dân trong xã ùn ùn kéo về đây quyết đòi  xã chứng thực về chiếc chuông cổ tại chùa Yên Phụ.

Theo nhiều bà con, chiếc chuông hàng trăm năm tuổi của xã đã không cánh mà bay, thay vào đó là một chiếc chuông không rõ nguồn gốc.

“Báu vật” của làng là giả?

13 giờ chiều 3/5, mặc cho cái nóng oi nồng giữa trưa, hàng trăm người dân xã Yên Phụ vẫn vây kín trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Dòng người thậm chí còn kéo dài và “phình” rộng ra hai bên đường trước mặt ủy ban khiến người tham gia giao thông rất khó nhọc để len lỏi qua đám đông.

Án ngữ một gốc sân ủy ban là chiếc chuông cũ bạc màu được nhân dân khuân từ chùa Yên Phụ về đây. Theo nhiều người có mặt, đây là đồ “giả mạo” chứ không phải chiếc chuông cổ đã gắn với bao thế hệ của người dân xã Yên Phụ.

Theo ông Thành, một trong những cao niên trong làng, chiếc chuông treo tại chùa Yên Phụ đã có từ nhiều đời trước. Thời đó, cả làng đã gom góp đồng từng nhà để tự đúc nên chiếc chuông này.

Vài năm trước, chùa có tu sửa nên tạm thời hạ chiếc chuông xuống. Sau khi hoàn thành việc nâng cấp chùa, dân làng bắt đầu phát hiện ra những biểu hiện lạ của chiếc chuông này.

Ông Thành cho biết đã gắn bó với chùa Yên Phụ và chiếc chuông cổ này từ tấm bé. nên nhớ rất rõ từng đường nét của chiếc chuông.

Chỉ vào chiếc chuông tại Ủy ban Nhân dân xã, ông Thành khẳng định nó có nhiều điểm khác biệt so với chiếc mà ông vẫn biết. Theo ông, vành chiếc chuông ông vẫn biết lớn hơn khá rõ rệt so với chiếc chuông này. Trước kia, chuông có màu xanh xám nhưng giờ không hiểu sao lại đổi sang màu đồng thau, mặc cho lau rửa thế nào.

Đồng tình với ông Thành, ông Tùng, người trong làng, 56 tuổi, cũng thắc mắc bởi quai của chiếc “chuông lạ” hơi rộng hơn chiếc chuông cũ, đường nét hoa văn trên chuông cũng có một số điểm khác biệt.

Theo một số bà con trong làng, hôm qua 2/5, đại diện của Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ đã cùng với một người là phó phòng văn hóa huyện Yên Phong trực tiếp xuống xem xét chiếc chuông. Anh này sau đó đã thông báo với bà con rằng chiếc chuông tại chùa Yên Phụ là chuông thật.

Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với nhận định này. Thậm chí, ngay sau đó, anh này đã bị một số dân trong xã hành hung.

Bao vây xã đến bao giờ?

Mặc dù, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã luôn đông nghẹt người nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, không phải ai tới đây cũng nắm rõ sự việc. Nhiều thanh niên trong xã thấy tụ tập đông nên cũng nhiệt tình đến “góp vui”. Thậm chí, đám học sinh vừa tan học cũng tất tưởi ra ủy ban chạy nhảy vui như hội.

Một số người khi được hỏi liệu có thực sự nhận ra sự khác biệt giữa hai chiếc chuông nếu thật sự chiếc hiện tại là giả mạo chỉ… cười trừ hay viện lý do “người trong làng đều biết, tôi nghe tiếng chuông cũng thấy khác biệt”.

Hỏi chuyện nhiều người trong làng, hầu hết mọi người đều khẳng định, họ đã phát hiện ra “chuông giả” từ cách đây vài năm, khi chùa mới tu sửa xong. Tuy nhiên, khi được hỏi, nếu biết từ sớm như vậy thì vì sao bây giờ người trong xã mới quyết tâm làm tới cùng như hai hôm nay, chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời chung chung của tất cả mọi người. Lý do mọi người đưa ra đều xoay tròn với câu trả lời "bây giờ mới thấy… bức xúc quá."

Có mặt tại phòng của Bí thư Đảng ủy xã Yên Phụ, chúng tôi khá ngạc nhiên bởi nơi đây đã bị lục tung, đồ đạc ngổn ngang giữa phòng, khắp nơi là dấu chân giẫm đạp lên bàn ghế.

Chứng kiến cảnh tượng này, một số người cao tuổi trong làng đã tỏ ra không bằng lòng với cách hành xử như vậy.

Tuy nhiên, sự việc chưa dừng ở đó. Theo lời kể của anh Hiếu, một người dân làng Yên Phụ, đám đông sau khi hành hung người đại diện phòng văn hóa huyện đã bao vây ủy ban suốt đêm qua và không cho người này ra về. Thậm chí, nhiều người hôm qua còn xông vào chùa Yên Phụ, lục tung đồ đạc của sư trụ trì tại đây.

Trời càng tối, số lượng người đổ về ủy ban xã càng đông. Hiện, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã Yên Phụ đều không có mặt tại trụ sở. Tuy nhiên, nhiều người dân khi được hỏi đều nhất quyết sẽ bám trụ tại xã để “đi tới cùng” sự việc.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm