| Hotline: 0983.970.780

Thêm đuôi, rồi cắt đuôi Vinashin vẫn bi đát

Thứ Tư 07/07/2010 , 10:58 (GMT+7)

Mặc dù đã thêm đuôi Vinashin, rồi lại cắt đuôi Vinashin thì thảm cảnh của NM Luyện gang- thép Cửu Long khó thoát khỏi sự bi đát.

Quặng chất đống chờ nhà máy
Ngày 6/9/ 2006 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) có văn bản số 5026/BCN- CLH gửi Chính phủ về việc xây dựng NM Luyện gang- thép Cửu Long đặt tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái, do Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào ký.

Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án là 24.550.000 USD, thời gian xây dựng 18 tháng, trên diện tích 20ha. Để dự án có sức thuyết phục và “loè mắt” được nhiều quan chức tỉnh Yên Bái, Cty CP Thép Cửu Long lúc này gắn cho mình thêm “cái đuôi” Vinashin, thành Cty CP Thép Cửu Long Vinashin.

Ngày 29/01/2007 UBND tỉnh Yên Bái cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 119/UBND-CNĐT cho Cty CP Thép Cửu Long Vinashin xây dựng NM Luyện gang- thép Cửu Long. Qui mô dự án: Dây chuyền thiêu kết công suất 150.000tấn/năm, lò cao luyện gang lỏng 180m3, dây chuyền luyện phôi thép 200.000tấn phôi/năm, dây chuyền sản xuất Ôxy 3.000m3/giờ, tổng mức đầu tư 596,728 tỷ. Tiến độ thực hiện dự án là 18 tháng.

Ngày 7/3/2007 Cty CP Thép Cửu Long Vinashin long trọng tổ chức khởi công xây dựng NM Luyện gang - thép Cửu Long, công suất 200.000 tấn/năm rất chi là hoành tráng. Tới dự có đông đảo quan khách TW và địa phương, trong đó có ông Phùng Quốc Hiển- nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái, nay giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, ông Phạm Thanh Bình- Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam Vinashin.

Trong lễ động thổ người ta nghe oang oang giọng nói của ông GĐ: Song song với giai đoạn đầu, Cty sẽ lắp đặt thêm một dây chuyền lò cao luyện gang công suất 180m3, tăng công suất đúc phôi CCM liên tục, xây dựng dây chuyền cán thép công suất 60.000 tấn/năm, lắp đặt dây chuyền tuabin phát điện sử dụng nguyên liệu là khí thải của lò cao với công suất 10.000 KVA…Một viễn cảnh choáng ngợp, khiến nhiều vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái hỉ hả, có nhiều lời khai khen ngợi, tán dương ông Nguyễn Tuấn Dương- TGĐ Cty Thép Cửu Long Vinashin trên các hội nghị lớn với rất nhiều mỹ từ.

Theo giấy phép đầu tư, kể từ ngày khởi công thì đến đầu tháng 9/2008 NM Luyện- thép Cửu Long phải hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau 18 tháng khởi công NM chỉ xây dựng được một số hạng mục, nhưng tất cả đều dở dang. Ngày 29/7/2009 Cty CP Thép Cửu Long Vinashin có công văn gửi UBND tỉnh Yên Bái xin chuyển đổi chủ đầu tư dự án cho Cty CP Thép Cửu Long Yên Bái, GĐ Cty là ông Đàm Quốc Vinh. Ngày 12/8/2009 UBND tỉnh Yên Bái chấp thuận và cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 161210000034, chủ dự án lúc này là Cty CP Thép Cửu Long Yên Bái. Tiến độ thực hiện 12 tháng, nghĩa là đến tháng 9/2010 NM sẽ đi vào hoạt động. Theo quan sát của chúng tôi thì đến tháng 9/2010 NM khó mà hoàn thành được.

Mặc dù đã thêm đuôi Vinashin, rồi lại cắt đuôi Vinashin thì thảm cảnh của NM Luyện gang- thép Cửu Long khó thoát khỏi sự bi đát. Không chỉ xây dựng NM luyện gang thép, Cty CP Cửu Long Vinashin còn vẽ ra dự án xây dựng Khu trung tâm Thương mại giữa trung tâm TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái không ngần ngại cấp cho 2ha đất để Cty CP Cửu Long Vinashin triển khai dự án. Mặc dù đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, khu “đất vàng” mà Cty CP Cửu Long Vinashin được cấp đã hơn một năm nay vẫn chưa có một động thái gì.

Ngày 11/5/2010 Cty CP Cửu Long Vinashin gửi công văn số 45/CV-CVIC cho UBND tỉnh Yên Bái xin dừng triển khai xây dựng Khu Trung tâm Thương mại Cửu Long Vinashin tại trung tâm TP Yên Bái. Ngày 10/6/2010 UBND tỉnh Yên Bái ban hành văn bản số 1143/UBND-CN giao Sở KH-ĐT làm các thủ tục trình UBND tỉnh huỷ Chứng nhận đầu tư số 161100009 ngày 10/10/2008, đã cấp cho Cty CP Cửu Long Vinashin.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm