| Hotline: 0983.970.780

Kinh hoàng “công nghệ” pha chế cà phê

Thứ Tư 27/04/2011 , 09:04 (GMT+7)

Uống cà phê đã thành thói quen của nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ly cà phê họ đang cầm trên tay rất có thể chỉ được pha chế bằng… bột bắp hoặc đậu nành đã sấy cháy sau đó “tẩm ướp” với hàng loạt loại hoá chất, phụ gia độc hại...

Uống cà phê đã thành thói quen của nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ly cà phê họ đang cầm trên tay rất có thể chỉ được pha chế bằng… bột bắp hoặc đậu nành đã sấy cháy sau đó “tẩm ướp” với hàng loạt loại hoá chất, phụ gia độc hại. Nhiều ngày thâm nhập, tìm hiểu về công nghệ chế biến cà phê khiến chúng tôi không khỏi rùng mình…

Uống nước bắp, đậu nành... rang cháy

Gặp tôi, ông V chủ một quán cà phê lớn ở quận 7, TP.HCM hỏi giá cà phê nhân hiện nay là bao nhiêu? - Tôi đáp: Khoảng 50 -55.000đ/kg. Nghe xong ông này liền nêu một nghịch lý: "Ông là nhà báo thử đi tìm hiểu vì sao mà giá cà phê cao như thế nhưng hàng ngày, nhiều hãng cà phê vào quán tôi chào hàng với giá cũng chỉ 55 - 60.000đ/kg cà phê bột. Trong khi đó, theo tôi biết, 1 kg cà phê nhân chỉ làm được 0,7kg cà phê bột, đó là chưa kể công, nhãn mác, bao bì, tiếp thị, vận chuyển…".

Hàng loạt hãng cà phê đến quán cà phê ông C chào giá chỉ 55.000đ/kg cà phê bột

Nói xong, để chứng minh ông V mang ra một xấp bao bì quảng cáo các thương hiệu cà phê khác nhau. Qua tìm hiểu, chúng tôi được chỉ về Đồng Nai, nơi được xem là có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cà phê cung cấp không chỉ cho khu vực Đông Nam bộ mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, thậm chí  sang tận Campuchia.

Dò hỏi mãi người trong nghề, khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp xúc được ông C - người có tiếng ở Biên Hoà (Đồng Nai) về kỹ thuật pha chế cà phê. Chỉ cần nhấp một ngụm cà phê đen (không đá, đường) là ông C. có thể biết được ly cà phê có “công thức tẩm ướp” như thế nào, và ông có thể làm được gần y chang. Vì thế, ông này được nhiều hãng cà phê mời về làm, thậm chí có có công ty còn mua toàn bộ máy móc và nguyên liệu để ông pha chế.

Tuy nhiên, sau khi làm thấy chủ doanh nghiệp vì lợi nhuận cao mà “ép” phải dùng quá nhiều hoá chất độc hại, thậm chí theo ông C thì có thể gây ung thư nên ông đã từ chối thẳng thừng. Ông C bảo: "Nếu làm theo họ thì tôi sẽ có nhiều tiền, nhưng lương tâm của tôi không cho phép. Mình đã làm là phải có thương hiệu, phải có đạo đức. Mình làm cà phê, bạn bè đến mời mà mình không dám uống thì làm sao chấp nhận được? Còn nếu uống thì tự mình rước độc hại vào thân còn gì".

 Hỏi ra mới biết, ông C còn có “ngón nghề” bốc thuốc Đông y, hàng ngày ông vẫn đi chữa bệnh làm phúc cứu người. Khi biết chúng tôi muốn thâm nhập, tìm hiểu về công nghệ pha chế cà phê hiện nay, ông C từ chối vì cho rằng đây là lĩnh vực “nhạy cảm” và phức tạp (có lẽ ông sợ liên lụy, rắc rối). Ông chỉ nói: “Nông dân trồng cà phê thì ít người giàu, nhưng nghịch lý là các công ty cà phê lớn nhỏ đều giàu” – nói xong ông xin phép đi công chuyện.

Những ngày sau đó, thấy chúng tôi kiên trì “đeo bám”, cuối cùng ông cũng đồng ý cho một cái hẹn ở đúng quán cà phê của mình. Mời chúng tôi uống ly cà phê 100% bột là cà phê, sau đó ông kêu pha 1 ly cà phê khác có pha trộn. Ông C bảo: “Quán của tôi nhỏ vậy thôi nhưng ngày nào cũng có nhân viên tiếp thị của nhiều công ty cà phê vào mời chào và biếu không để uống thử, nếu mình OK thì kêu hàng họ mang đến tận nơi”.  

Đậu nành, bắp rang cháy đen đang là nguyên liệu chính của không ít hãng cà phê

Sau khi nhấp thử cà phê ở 2 ly được mời, tôi thấy có sự khác nhau hoàn toàn về vị giác, kể cả về màu sắc bên ngoài. Ông C cho biết: “Hiện nay ở Việt Nam khó có thể thống kê được có bao nhiêu đơn vị sản xuất cà phê bột, chỉ biết rằng lượng cà phê và lượng người uống mỗi ngày là rất lớn. Thế nhưng, có một lượng không nhỏ cà phê đang được chế biến bằng bắp và đậu nành. Sẽ chẳng có gì vô hại nếu những thứ đó được chế biến bình thường, nhưng đằng này họ sấy cháy đen hết những thứ đó thành than rồi mới tẩm ướp rồi đóng gói và tung ra thị trường".

Công nghệ... cuốc xẻng

Ông C khẳng định, với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một kg cà phê bột (gồm nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác…) phải 100.000đ trở lên. Do đó, nếu giá cà phê bột bán với giá 55-60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi. Bởi hiện giá bắp chỉ khoảng 8 - 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Như vậy, với bột bắp, đậu nành mà bán 55-60.000 thì họ lời khủng khiếp cỡ nào”.

Ngoài ra, đánh vào tâm lý các quán cà phê thích lấy hàng rẻ để có lời nhiều, các hãng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường sản phẩm rất bát nháo. Chìa cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C còn cho hay: “Có nhiều thương hiệu cà phê khi gọi vào số điện thoại in trên bao bì thì chỉ nghe tò te tí, hoặc truy ra là địa chỉ ma”.

Theo ông C: “Tuỳ theo quán sang hay không, gu của từng quán mà chủ quán có thể mua hoặc đặt hàng với nhà cung ứng. Do đó, tỷ lệ cà phê – đậu nành- bắp sẽ được tạo thành một công thức để ra cà phê. Kinh hoàng hơn cả trong công nghệ pha chế cà phê là trộn cả chục loại hoá chất, phụ liệu để sản phẩm giống y chang cà phê thiệt, trong đó có nhiều loại độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani…".

Được biết, toàn bộ những hoá chất trên đều mua ở “chợ hoá chất” Kim Biên (phường 13, quận 5 – TP.HCM). Nếu không có những chất đó thì không bao giờ bột bắp, bột đậu nành có thể “hô biến” thành cà phê được! Ông C cho hay: “Công nghệ chế biến cà phê bột ở những cơ sở nhỏ lẻ cũng chẳng khác nào công nghệ “cuốc xẻng” trong sản xuất phân bón rởm, kém chất lượng. Chỉ cần đầu tư 10 triệu đồng là có ngay một cái bồn để sấy bắp, đậu nành, sau đó mua thêm 1 chiếc cối xay là có ngay một quy trình chế biến cà phê. Trong khi đó, giá một chiếc cối xay cũng chỉ từ 1,5- 7 triệu đồng (tuỳ loại 1 ngày có thể xay được trên dưới 200kg) nên thực tế việc đầu tư làm thương hiệu cà phê “cỏn con” là không tốn kém bao nhiêu, trong khi lợi nhuận là rất lớn".

Ngoài ra, nếu chủ nhân lén lút làm ở trong nhà thì sẽ an toàn tuyệt đối. Chính vì thế, hiện nay thị trường cà phê dường như đang bị thả nổi chất lượng. (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm