| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị tăng phí lưu hành xe cá nhân 5% mỗi năm

Thứ Tư 21/03/2012 , 14:14 (GMT+7)

Trong khi đề xuất "phí lưu hành phương tiện cá nhân" còn nhiều tranh cãi thì Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng vừa kiến nghị đổi tên thành "phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân", mức thu sẽ tăng 5% sau mỗi năm.

Trong khi đề xuất "phí lưu hành phương tiện cá nhân" còn nhiều tranh cãi thì Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng vừa kiến nghị đổi tên thành "phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân", mức thu sẽ tăng 5% sau mỗi năm.

Trong báo cáo bổ sung trình Thủ tướng về thu phí giao thông, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị đổi tên phí lưu hành phương tiện cá nhân thành phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ, còn phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vẫn được giữ nguyên.

Cơ quan này cũng đề xuất tăng phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ 5% mỗi năm, và không thu phí xe biển xanh, biển đỏ và xe ngoại giao.

Bộ trưởng Thăng đề xuất giao việc thu phí ôtô cho các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; còn phí với môtô sẽ lùi thời gian thực hiện 6 tháng so với ôtô, và việc thu phí sẽ được giao cho các địa phương. 

Dự kiến việc thu phí với xe máy sẽ được lùi lại tới đầu năm 2013

Theo tờ trình Chính phủ tháng 11/2011, Bộ Giao thông đề xuất mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ, ôtô tùy theo dung tích xilanh phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm; môtô, xe máy tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng mỗi năm phải đóng 500.000 đồng (xe dưới 175 cm3) và một triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn.

Phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm (6h-8h30 và 16h-19h hàng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ) dự kiến là 30.000 đồng một lượt ôtô dưới 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại. Khu vực và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

Trước đó, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. Từ 1/6, các phương tiện cơ giới sẽ bị thu phí bảo trì đường bộ, mức cụ thể dự kiến công bố vào tháng 4 tới. Theo đề xuất của Bộ Giao thông, ôtô sẽ thu 180.000 - 1.440.000 đồng mỗi tháng tùy loại xe; môtô, xe máy thu 80.000 - 150.000 đồng mỗi năm.

Phí bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6, sẽ cùng 6 dòng phí khác đánh vào ôtô bên cạnh phí trước bạ, phí biển số, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Ngoài ra còn 2 loại nữa là phí lưu hành và phí vào nội đô giờ cao điểm nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua.

Theo quan điểm Bộ Giao thông, việc tăng chi phí sử dụng phương tiện cá nhân sẽ hướng người dân tới sử dụng các loại phương tiện công cộng.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.