| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng trên đất mỏ

Thứ Tư 20/05/2009 , 10:08 (GMT+7)

Ngoài nguồn vốn trồng rừng huy động từ ngành than, vốn trồng rừng tập trung của Cty, còn một nguồn vốn khá lớn của người dân liên kết trồng rừng với Cty.

Nếu một ngày kia trên đất mỏ không còn những cánh rừng xanh, thì bầu không khí ở đây sẽ ra sao khi đặc quánh bụi than, chưa nói đến lấy gỗ đâu để trụ lò? 

Nói đến Quảng Ninh là nói đến vùng công nghiệp mỏ sôi động bậc nhất cả nước, cần biết bao nhiêu cánh rừng để lấy gỗ trụ hầm lò. Nhưng nếu chỉ khai thác rừng lấy gỗ trụ mỏ, một ngày kia sẽ không còn những cánh rừng, những lá phổi xanh lọc bầu không khí vùng mỏ. Từ ngàn đời nay lẽ sinh tồn là thế, ngành công nghiệp mỏ cần gỗ và thế là ngành lâm nghiệp có mảnh đất sinh sôi.

Theo GĐ Cty Nguyễn Văn Bắc, thế mạnh của Cty Lâm nghiệp Cẩm Phả là không lo đầu ra cho sản phẩm. Đã hơn 10 năm nay bằng hợp đồng liên kết Cty đã huy động nguồn vốn của ngành than đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, riêng năm 2008 nhờ nguồn vốn từ ngành than Cty đã trồng được 365ha rừng, cung cấp 62.000m3 gỗ cho trụ mỏ. Không chỉ có gỗ trụ mỏ, với địa thế gần cảng biển cung cấp nguyên liệu giấy cho các DN nước ngoài, Cty đã liên kết với nông dân mở rộng diện tích trồng rừng và khai thác gỗ ở các tỉnh bạn.

+ Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ rừng, có tiền xây nhà tầng, một số khác mua được ôtô du lịch , ôtô tải, nghĩa là rừng đã cho công nhân lâm nghiệp Cẩm Phả “vàng”.

+ Tháng 4/2009, Cty Lâm nghiêp Cẩm Phả tròn 50 tuổi. Cty vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, GĐ Nguyễn Văn Bắc được nhận bằng khen của UNBD tỉnh, Công đoàn Cty được nhận bằng khen của LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh.

Trong khi các Cty lâm nghiệp "kiếm sống" chật vật thì năm 2008 Cty Lâm nghiệp Cẩm Phả đã có mức thu bình quân 2,55 triệu đồng/tháng, là một trong số các DN có mức thu nhập cao trong ngành. Năm 2008 doanh thu của Cty đạt 42 tỷ đồng tăng 20% so với kế hoạch, nộp ngân sách 2,45 tỷ đồng, bình quân mỗi người lao động nộp gần 45 triệu đồng/năm; 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra Cty đều hoàn thành vượt mức.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, ngoài nguồn vốn trồng rừng huy động từ ngành than, vốn trồng rừng tập trung của Cty, còn một nguồn vốn khá lớn của người dân liên kết trồng rừng với Cty. Đến nay đã có 460 hộ nông dân, công nhân nhận đất trồng rừng và trở thành thành viên của Cty. Nhờ các hình thức liên kết như thế đã góp phần đẩy nhanh tiến độ trồng rừng đạt trên 8.000ha/12.300ha rừng và đất rừng Cty đang quản lý, diện tích còn lại trừ 1.969ha độ dốc cao không trồng được, còn lại Cty dự kiến đến năm 2011 sẽ phủ kín.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm