| Hotline: 0983.970.780

Trạm trưởng Kiểm lâm "nối giáo" cho lâm tặc

Thứ Tư 04/11/2009 , 10:57 (GMT+7)

Người đó là ông Lò Văn Muôn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Pú Nhi – Pa Khoang (tỉnh Điện Biên).

Tang vật
Người đó là ông Lò Văn Muôn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Pú Nhi – Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

“Đưa tiền rồi cho chở thêm chuyến nữa để gỡ lại”

Ngày 7/9, anh Trần Văn Độ- đội 4, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) chở hàng vào xã Mường Phăng. Khi về, ôtô chạy không tải, qua ngã 3 bản Co Cượm, thấy có củi khô xếp ven đường, anh Độ mua của người dân 3 cũi, giá 300 nghìn đồng, mang về nấu rượu. Xe chạy được khoảng 300m thì gặp một người mặc quần áo kiểm lâm chặn lại và hỏi: “Chở gì?”. Anh Độ trả lời: Em vừa mua của dân mấy ô củi khô về dùng. Người đàn ông giới thiệu: Tôi là Muôn, Trạm trưởng Kiểm lâm. Đây là khu vực rừng phòng hộ, không được chặt cây, không được mua bán, vận chuyển lâm sản. Anh Độ nói: Do ở nơi khác đến, không biết và chỉ mua ít về để đun chứ không phải buôn bán. “Đưa đây 500 nghìn, không thì lập biên bản tạm giữ ôtô và lâm sản” - ông Muôn nói.

Sợ quá, anh Độ tha thiết xin: “Nếu nộp bằng đấy tiền phạt cộng với tiền mua củi thì giá quá đắt, chẳng thà mua ở khu vực lòng chảo”. Ông Muôn bảo “Vậy nộp tiền đây rồi mai cho chở thêm một chuyến nữa để gỡ lại”, rồi đọc cho Độ số điện thoại và dặn là lúc nào chở củi nữa thì gọi điện. “Vậy cũng được”. Độ nói và rút tiền đưa cho ông Muôn. Trên đường về nhà, Độ nghĩ, mình làm sai thì phải nộp phạt là điều tất nhiên.

Như đã hẹn, hôm sau (khoảng 15h, ngày 8/9), anh Độ điện thoại cho ông Muôn nói: “Hôm qua chú cho cháu chở thêm 1 chuyến củi, giờ cháu vào Pa Khoang mua nhé”. Ông Muôn nói, để gần tối chứ, vào sớm mọi người phát hiện thì phức tạp. Chờ gần tối, cuối cùng anh Độ cũng chở thêm một chuyến củi nữa mà không ai “hỏi thăm” gì.

Chúng tôi hỏi, anh được chở 2 chuyến củi mà anh lại viết đơn kiện ông Muôn? Độ kể: Sau khi hỏi một số người về việc bị phạt và “nộp phạt” mới biết rằng, nếu nộp phạt thì phải có biên lai thu tiền. Mình đưa tiền như vậy là sai nên viết đơn để trình báo với Kiểm lâm tỉnh. Hơn nữa, thời gian sau này, khi vào Mường Phăng mua bò, cứ thấy ôtô tải của tôi chạy vào khu vực hồ Pa Khoang, ông Muôn lại điện thoại hỏi vào chở củi à? Vừa bực mình, vừa sợ ông Muôn đeo đẳng vòi tiền nên tôi phải viết đơn đề nghị cơ quan chức năng giúp đỡ.

“Đã thống nhất với ông Muôn, mỗi chuyến nộp 150 nghìn”

Khoảng 21 giờ, ngày 28/10, tại khu vực xã Tà Lèng (trên tuyến đường từ xã Mường Phăng - TP Điện Biên Phủ), Trạm KL Pú Nhi - Pa Khoang kiểm tra xe ôtô mang biển kiểm soát 27H- 3835 do Phạm Văn Dẫn, cư trú tại tổ 20, phường Mường Thanh (TP Điện Biên Phủ) điều khiển xe vận chuyển 7ster củi tươi không có giấy tờ, từ khu vực xã Mường Phăng về hướng thành phố. Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Trạm trưởng KL Pú Nhi - Pa Khoang là người phát hiện, trực tiếp tổ chức bắt vụ vận chuyển lâm sản trái phép này.

Ông Sơn (áo nâu) trao đổi với phóng viên về nội dung câu chuyện làm luật

Ông Sơn cho biết: Lúc 15 giờ chiều, khi đi qua Trạm KL, Dẫn nói rằng, các chuyến trước “làm luật” với ông Lò Văn Muôn, Trạm trưởng là 150 nghìn đồng/chuyến qua trạm. Đã thống nhất như thế thì cứ vậy mà làm. Trước sự việc trên ông Sơn điện thoại báo Đội Kiểm lâm cơ động hỗ trợ lực lượng chặn bắt. Gần tối, ông Sơn đi lùi về phía thành phố (cách Trạm 2km) để chờ chặn. Khi phát hiện xe ôtô của Dẫn, ông Sơn yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Trên thùng xe có lâm sản, Dẫn không xuất trình giấy tờ do cơ quan thẩm quyền cấp phép nên ông Sơn yêu cầu đối tượng về Trạm giải quyết.

Khi yêu cầu Dẫn viết lại tường trình nội dung những lời mà buổi chiều nói về việc Dẫn đã thống nhất đưa tiền cho ông Muôn để “làm luật”, mỗi lần chở lâm sản qua Trạm đưa bao nhiêu tiền, nhưng Dẫn không viết. Sau một hồi đấu tranh, cơ quan chức năng lập biên bản làm việc, tạm giữ tang vật để điều tra làm rõ. Dẫn khai mua củi tươi của người dân tại bản Bua, xã Mường Phăng. Ông Sơn cho biết thêm, toàn bộ câu chuyện đối thoại được ghi âm, sẵn sàng chuyển cho cơ quan Công an thẩm định, xác minh.

“Chốt” nhưng không “chặn”

Chiều ngày 29/10, sau khi làm việc với Phó Chi cục trưởng KL tỉnh Nguyễn Duy Chinh, chúng tôi đặt vấn đề cần quay phim, chụp ảnh tang vật để tăng độ tin cậy đối với độc giả. Sau một hồi, lãnh đạo Chi cục chỉ đạo các phòng chức năng, nhưng không ai mở bạt thùng xe. Điều đáng nói là, đến ngày 30/10, khi tang vật được hạ xuống sân thì rất nhiều “khúc củi” là những cây có đường kính 15 - 18cm. Ông Phạm Văn Khiên, Trưởng phòng Pháp chế (Chi cục KL) cho rằng, theo văn bản hướng dẫn của ngành, cây có đường kính từ 6cm trở lên gọi là gỗ và xử lý các sai phạm như gỗ. Đơn vị đang tiếp tục đấu tranh làm rõ “củi” hay “gỗ”!

Theo thẩm quyền, Trạm Kiểm lâm Pú Nhi - Pa Khoang có trách nhiệm xác lập hồ sơ vụ việc vận chuyển lâm sản trái phép. Trong khi Trạm trưởng trạm này đang bị tố cáo “làm luật”, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, dư luận quan tâm rằng, như vậy liệu có “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, dễ bị hợp thức hoá nguồn gốc tang vật?

Trạm Kiểm lâm này có nhiệm vụ quản lý 2.400ha rừng phòng hộ hồ Pa Khoang và là chốt chặn quan trọng, ngăn chặn lâm sản vận chuyển trái phép từ khu vực rừng Mường Phăng đi nơi khác tiêu thụ. Vậy nhưng vài năm trở lại đây, trên địa bản xảy ra nhiều trường hợp phá rừng làm nương, khai thác lâm sản trái phép, rừng di tích bị “moi gan móc ruột” (NNVN số 219, ngày 3/11). Có hay không sự tiếp tay, bảo kê của cán bộ kiểm lâm cho “lâm tặc” phá rừng và vận chuyển lâm sản đàng hoàng như vậy.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất