| Hotline: 0983.970.780

Kiểm lâm Phổ Yên bị tố làm sai

Thứ Ba 23/08/2011 , 10:23 (GMT+7)

Uất ức vì bị tạm giữ hàng hoá không đúng quy định, bà Hà Hải Yến đã làm đơn tố cáo Kiểm lâm huyện Phổ Yên.

Xe hàng vẫn bị tạm giữ
Uất ức vì bị tạm giữ hàng hoá không đúng quy định, bà Hà Hải Yến ở khu chợ A, xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã làm đơn tố cáo Kiểm lâm huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, về một số hành vi không đúng mực trong thi hành công vụ, lạm dụng quyền lực o ép người vận chuyển hàng lâm sản, tự ý niêm phong, mở niêm phong hàng khi không có sự đồng ý của chủ hàng, chủ phương tiện và tự ý phá hỏng phương tiện vận chuyển lâm sản.

Theo hồ sơ sự việc, ngày 5/7/2011 chiếc xe ô tô 29M-6121, do anh Hoàng Văn Quỳnh điều khiển, chở hàng lâm sản cho DNTN Hải Yến, đang trên đường trả hàng tại tỉnh Vĩnh Phúc, khi đến thị trấn Ba Hàng (huyện Phổ Yên) thì bị lực lượng Kiểm lâm huyện Phổ Yên chặn giữ kiểm tra. Lái xe Hoàng Văn Quỳnh đã xuất trình các loại giấy tờ vận chuyển lâm sản, nhưng phía kiểm lâm không xem xét mà đề nghị đưa xe ô tô về Công an huyện để kiểm tra hàng hoá.

Tại Công an huyện, công việc kiểm tra lại không được thực hiện ngay; kiểm lâm bỏ xe hàng ở sân Công an huyện Phổ Yên qua đêm, cho đến 17 giờ ngày hôm sau 6/7, kiểm lâm mới tổ chức niêm phong tài sản và đến chiều ngày 14/7 thì mời các cơ quan chức năng của huyện Phổ Yên đến mở niêm phong để kiểm tra hàng hoá.

Trong quá trình tạm giữ phương tiện, niêm phong và mở niêm phong đã không được sự đồng ý của chủ phương tiện, vì theo lái xe Hoàng Văn Quỳnh: “Khi đưa xe về đến Công an huyện khoảng 15 giờ chiều, nếu kiểm lâm không tổ chức kiểm tra hàng hoá ngay thì phải dán giấy niêm phong, đằng này họ không trả lời đề nghị của tôi, mà chỉ thu giữ giấy tờ xe rồi đuổi tôi ra khỏi sân bãi, họ để xe ô tô hàng ở đó qua một đêm, hôm sau mới gọi tôi tới ký nhận niêm phong là không đúng, nên tôi không ký vào các biên bản”.

Khi được hỏi tại sao kiểm lâm không tiến hành ngay việc kiểm hàng hoá đối với chiếc xe 29M-6121 để làm rõ xe này có vận chuyển lâm sản trái phép hay không? Ông Nguyễn Ngọc Huân, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Phổ Yên, cho rằng trong quá trình đó có sơ xuất, nhưng vẫn một mực khẳng định cán bộ của ông đã làm đúng luật.

Chính vì sự bất cẩn đó của phía Kiểm lâm Phổ Yên, sau khi tạm giữ 9 ngày đêm thì các cơ quan chức năng huyện đã tiến hành kiểm tra xe của anh Quỳnh, qua đó phát hiện 0,088 m3 gỗ thừa so với lý lịch hàng hoá, nhưng anh Quỳnh đã nhất quyết không nhận mà cho rằng ai đó đã đưa vào xe để hợp thức hóa vụ việc.

Bà Hà Hải Yến, chủ hàng thì cho rằng: “Từ thị xã Bắc Kạn đến hết đất Thái Nguyên, với đoạn đường dài khoảng 100 km, luôn có khoảng 10 nhóm kiểm lâm ẩn nấp ven QL3, để “vẫy” các xe chở lâm sản, chẳng ai dại gì chở mấy tấc gỗ lẻ đó, có bán cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng cả gốc lẫn lãi, nếu bị phát hiện thì họ có quyền thu giữ cả ô tô”.

Chính từ sự bất cẩn đó của kiểm lâm, cho đến ngày 18/8, việc xác định rõ đúng sai và chứng minh được số gỗ đó là của ai thì vẫn dừng tại chỗ, còn chiếc ô tô phơi mưa nắng nhiều ngày đã bắt đầu hoen rỉ, còn hai bên (kiểm lâm và chủ hàng) vẫn chỉ là cãi vã, khiếu nại vì chẳng ai chịu nhận số gỗ thừa đó là của mình.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm