| Hotline: 0983.970.780

Nhà xây xong đã lâu, chưa thấy tiền hỗ trợ đâu!

Thứ Tư 05/10/2011 , 11:34 (GMT+7)

Gần 10 tháng qua, 15 hộ dân vẫn trông ngóng khoản hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát của tỉnh Bắc Ninh trong sự vô vọng.

15 hộ dân xã Mộ Đạo từng ngày ngóng trông khoản hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát

Hơn chục hộ dân thuộc diện nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam ở xã Mộ Đạo (Quế Võ - Bắc Ninh) đang rơi vào cảnh khốn đốn do nợ tiền xây nhà mà không biết bấu vào đâu để trả. Gần 10 tháng qua, 15 hộ dân vẫn trông ngóng khoản hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát của tỉnh Bắc Ninh trong sự vô vọng.

MẮC NỢ VÌ TIN CÁN BỘ

Trong số những hộ nghèo mắc nợ do chủ trương xóa nhà tranh tre, dột nát của tỉnh Bắc Ninh, gia đình bà Nguyễn Thị Thoa ở thôn Mộ Đạo hoàn cảnh hơn cả. Đã bước sang cái tuổi 70, tấm thân gầy mòn của bà Thoa vẫn chưa được yên bởi khoản nợ không may quàng vào.

Con trai cả bà Thoa mấy năm trước bị án tù 8 năm do vận chuyển ma túy khi làm xe ôm trên Hà Nội. Không lâu sau, con dâu bà Thoa bỏ đi biệt tích để lại cho bà hai đứa cháu. Ba bà cháu sống trong căn nhà lụp xụp rau cháo nuôi nhau. Bỗng một ngày, một cán bộ ở xã vào thông báo tỉnh có hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát. “Họ bảo tôi cứ xây nhà đi, xong rồi chụp ảnh gửi lên là có tiền. Nghe vậy, tôi đi vay mượn tiền về xây trước, nhưng xây xong phần thô hết tiền mà kinh phí hỗ trợ của tỉnh chưa thấy đồng nào", bà Thoa ngán ngẩm.

Ngồi trong ngôi nhà mới hoàn thiện, song vẻ mặt của ông Nguyễn Thanh Nhân như đưa đám. Chả là gia đình ông cũng thuộc diện 15 hộ dân xã Mộ Đạo được hỗ trợ xóa nhà dột nát. Để xây căn nhà này, gia đình ông Nhân ngoài việc trông vào số tiền hơn 90 triệu đồng có được nhờ bán đất thì khoản tiền hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát của tỉnh chính là cứu cánh.

Thế nhưng, “người tính không bằng trời tính”, nhà xây xong đã lâu mà khoản hỗ trợ vẫn chưa có hồi âm khiến gia đình ông như ngồi trên đóng lửa. Ông bảo, không làm nhà gia đình ông chỉ nghèo khổ một tí. Nhưng làm nhà xong lại càng khổ hơn vì không biết lấy gì ra để trả lãi mỗi tháng gần hai triệu đồng. Nếu không có lời hứa của cán bộ xã chắc chẳng bao giờ ông dám xây ngôi nhà này.

Trao đổi với chúng tôi, trưởng thôn Mộ Đạo Nguyễn Đắc Nam, cho biết thôn có 6 trường hợp được hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát. Trong đó, một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải đi vay mượn tiền, vàng, thậm chí bán cả ruộng đang canh tác đi để trả nợ tiền xây nhà.

Ông Nam đơn cử như gia đình ông Thái, cả hai vợ chồng đều mắc bệnh thần kinh đã bán ruộng để trả tiền xây nhà, gia đình ông Phú hai vợ chồng tàn tật mù lòa hay trường hợp nhà anh Đạo bị thần kinh, mù một mắt, vợ thì bỏ đi tiền xây nhà gần như 100% là do đi vay... Ông Nam tâm sự, các gia đình trên đều khó khăn về kinh tế, nếu không giải quyết sớm tình hình sẽ trở nên vô cùng éo le.

PHẢI CHỜ!

Chủ tịch UBND xã Mộ Đạo Nguyễn Công Kiên cho hay: Việc 15 hộ dân thuộc diện hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát của địa phương không nhận được hỗ trợ, ông đã nhiều lần nêu lên tại các cuộc giao ban trực tuyến của tỉnh Bắc Ninh, rồi trong các cuộc họp HĐND của huyện cũng có nhiều ý kiến nêu ra vấn đề này. Nhưng đến thời điểm hiện tại, dù tất cả các cấp chính quyền đã biết, nhưng sự việc vẫn dậm chân tại chỗ.

Về phía UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Vũ Viết Đắc rất bất ngờ trước thông tin vẫn còn 15 hộ nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát tại xã Mộ Đạo chưa nhận được sự hỗ trợ của tỉnh. Ông Đắc cho biết đã giao chuyên viên soạn thảo văn bản yêu cầu Sở LĐ-TB-XH, UBND huyện Quế Võ xác minh, làm rõ. Nếu đúng theo phản ánh của phóng viên, phải nhanh chóng tìm cách giải quyết cho bà con càng sớm càng tốt.

“Tôi đảm bảo thủ tục hồ sơ của xã thực hiện đúng chủ trương của trên, các đối tượng được xét duyệt đều chuẩn xác. Không hiểu do lỗi của cán bộ xã mang nộp hồ sơ của 15 hộ này về Phòng Công thương huyện có trục trặc hay lỗi của cán bộ Phòng Công thương huyện, nhưng đến nay số hồ sơ đó đã bị thất lạc mà không rõ nguyên nhân?", ông Kiên cho biết.

Chúng tôi tiếp tục gặp ông Nguyễn Văn Thọ - Trưởng phòng Công thương huyện Quế Võ để làm rõ sự việc thì ông Thọ khẳng định, lỗi do cán bộ giao thông, xây dựng của xã nộp hồ sơ muộn chứ không có chuyện cán bộ Phòng Công thương làm thất lạc hồ sơ, huyện Quế Võ đang xem xét kỷ luật cán bộ này. Về hướng giải quyết cho 15 hộ dân xã Mộ Đạo, ông Thọ bảo do năm nay đang thực hiện Nghị quyết 11, các DN hiện cũng gặp khó khăn nên chưa huy động được nguồn vốn. Dự kiến, phải đến năm 2012 may ra mới có thể bố trí giải quyết được sự việc trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm