| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cấp phép trồng cây dược liệu

Thứ Tư 23/10/2013 , 10:40 (GMT+7)

Một DN chuyên về lĩnh vực kinh doanh linh kiện ô tô, xe máy có trụ sở tại Hà Nội bỗng dưng nhảy vào lĩnh vực trồng cây dược liệu và được UBND tỉnh Bắc Giang...

Một DN chuyên về lĩnh vực kinh doanh linh kiện ô tô, xe máy có trụ sở tại Hà Nội bỗng dưng nhảy vào lĩnh vực trồng cây dược liệu và được UBND tỉnh Bắc Giang, dưới sự tham mưu của Chi cục Kiểm lâm, cấp phép khảo sát, điều tra hệ thống sinh thái và địa chất tại rừng phòng hộ Cấm Sơn (Lục Ngạn). Nhưng, đâu là cốt lõi của câu chuyện nực cười này?

>> Ai tiếp tay cho kiểm lâm sai phạm?

Sự sốt sắng thái quá

Ngày 3/6/2013, UBND tỉnh Bắc Giang có công văn số 1354/UBND-NN chấp thuận cho Cty CP Vina Anh Linh, trụ sở tại 184 Thái Thịnh, Đống Đa (Hà Nội) được thực hiện khảo sát, điều tra hệ thống sinh thái và địa chất tại khu vực rừng phòng hộ Cấm Sơn với diện tích 500 ha thuộc địa phận xã Tân Sơn (Lục Ngạn) để trồng cây dược liệu.

Theo thuyết trình dự án của Cty CP Vina Anh Linh, dự án này sẽ đầu tư 100% kinh phí để đầu tư trồng cây dược liệu quý có giá trị dưới tán rừng nhằm chống bào mòn cho đất, tăng cường độ che phủ cho rừng, sản phẩm dự án được bao tiêu toàn bộ.

Ngoài ra, DN này cũng đưa ra những nội dung khảo sát cụ thể gồm:  Điều tra tình hình dân số, tập quán sinh hoạt và thói quen phát triển kinh tế gia đình từ rừng, quan hệ xã hội của người dân địa phương; Đào thăm dò một số vị trí để xác định tầng địa chất, lấy mẫu đất phân tích, xác định thành phần dinh dưỡng khí hậu phù hợp với cây trồng trong dự án.

Cty cũng sẽ khảo sát, lập dự toán và quyết định đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến giao thông từ trung tâm xã Tân Sơn đến các vùng dự án, đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ địa phương xây dựng thêm lớp học, bệnh xá, khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân... Ngoài ra, DN còn cam kết thực hiện nghiêm túc, không gây ảnh hưởng tới rừng.

Dường như quá sốt sắng trước dự án, hay vì một lý do nào đó, ông Dương Xuân Bánh, Phó GĐ Sở NN-PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang đã ngay lập tức có công văn số 640/SNN-LN gửi UBND huyện Lục Ngạn, Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, UBND xã Tân Sơn, đề nghị “tạo điều kiện cho Cty CP Vina Anh Linh vào tiến hành khảo sát tại rừng phòng hộ”.


Ông Dương Xuân Bánh

Khai thác khoáng sản?

Tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép trên địa bàn một số xã như Tân Sơn, Phong Minh… của huyện Lục Ngạn diễn ra đã lâu. Còn nhớ năm 2003, tại đây đã có tới cả chục chiếc tàu cuốc của những người  từ Nam Định tới đây đào đãi vàng.

Sau khi nhân dân địa phương phản ánh và các cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng, UBND huyện Lục Ngạn đã ra tay ngăn chặn nạn khai thác trái phép này. Đầu năm 2006, tình trạng trên lại tái diễn và trở thành vấn đề bức xúc bởi quy mô khai thác ngày càng lớn.

Trước thực trạng đó, UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo các xã khu vực trên tăng cường công tác quản lý việc khai thác khoáng sản; thành lập tổ kiểm tra liên ngành, lập biên bản vi phạm hành chính đình chỉ hoạt động và phạt tiền chủ tàu cuốc, máy xúc vi phạm quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản.

Câu chuyện về dự án trồng cây dược liệu của Cty CP Vina Anh Linh và vấn nạn khai thác vàng tại Lục Ngạn tưởng chẳng có gì liên quan đến nhau. Tuy nhiên, nhiều người dân tại huyện Lục Ngạn lại cho rằng, có cái gì đó mờ ám đằng sau việc Cty CP Vina Anh Linh khảo sát đất.

Sự việc có vẻ sáng tỏ dần dần khi UBND huyện Lục Ngạn có văn bản gửi Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang vào ngày 5/9/2013 “tố” những hành vi bất thường của Cty CP Vina Anh Linh trong rừng phòng hộ gồm: Cty đã đào 2 hố sâu trong rừng tự nhiên phòng hộ khi chưa có ý kiến của cơ quan quản lý. Ngày 27/8, Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn đã lập biên bản đình chỉ việc khảo sát của Cty CP Vina Anh Linh.

Ngày 3/9, các cơ quan chức năng huyện Lục Ngạn đã thanh tra thực địa khu vực khảo sát của DN này thì phát hiện tại hiện trường có 2 lán trại, đào 2 hố, mỗi hố có chiều rộng 6m, chiều dài 6m, diện tích 36m2, sâu đến 2m. Cty này còn thuê đến 15 người từ nhiều tỉnh đến để đào bới.

Điều kỳ lạ nhất là số đất mà Cty CP Vina Anh Linh lấy được từ các hố sâu trong rừng phòng hộ Cấm Sơn đều được DN này đóng thành các túi khoảng 15kg và được chuyển đi khỏi địa phương. Hơn nữa, thực tế là ngoài việc đào lấy đất mang đi, DN không khảo sát bất kỳ số liệu nào khác để phục vụ cho việc đầu tư lập dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng như xin phép ban đầu.

Dư luận đặt câu hỏi, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, ở đây là Chi cục Kiểm lâm, trực tiếp là Chi cục trưởng Dương Xuân Bánh, ở đâu khi để một DN dễ dàng qua mặt UBND tỉnh làm những việc mờ ám?

Được biết, sau khi những hành vi bị lộ tẩy, Cty CP Vina Anh Linh trốn bặt tăm mà không hề quay lại làm việc hay giải trình gì với Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang mặc dù cơ quan này đã nhiều lần liên hệ yêu cầu làm việc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm