| Hotline: 0983.970.780

ACP giúp dân thay đổi nhận thức

Thứ Năm 10/07/2014 , 08:15 (GMT+7)

Ngày 8/7, Sở NN-PTNT Cần Thơ tổ chức tổng kết dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) với sự tham dự của Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cán bộ nông nghiệp địa phương...

Chuyển biến

Ông Phạm Văn Quỳnh, GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ cho hay, từ tháng 2/2013 đến nay, dự án ACP đã triển khai tại 7 tỉnh trong vùng ĐBSCL, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). ACP đã thổi luồng gió mới, đưa TBKT mới vào SX nhằm cạnh tranh tốt nhất cho mặt hàng nông sản, đem lại hiệu quả cao cho người SX.

Từ đó giảm dần SX nhỏ lẻ, tăng quy mô SX, giúp nông dân nhận thức áp dụng các biện pháp điều hòa thị trường, tăng lợi nhuận.

Theo TS Lưu Hồng Mẫn, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, ĐBSCL đang phát triển mạnh chương trình cánh đồng lớn (CĐL) nhằm giúp đầu ra sản phẩm ổn định. Đây cũng là một trong những chương trình của ACP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh XK ở các thị trường tiêu thụ. CĐL khởi đầu ở An Giang, từ năm 2011 Bộ NN-PTNT phát động nhân rộng mô hình.

Trong vụ HT 2011 diện tích CĐL ở Nam bộ từ 6.000 ha đến vụ ĐX 2012-2013 đã tăng lên 76.000 ha, trong đó riêng ĐBSCL gần 72.000 ha. Vì vậy xây dựng CĐL SX hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng là yếu tố quan trọng góp phần tái cơ cấu ngành NN-PTNT.

Theo kết quả khảo sát ở 12 tỉnh SX lúa CĐL ở phía Nam của Cục Trồng trọt, chi phí làm đất giảm 250.000 đ/ha, lượng giống gieo sạ giảm 8 - 10 kg/ha, lượng thuốc BVTV giảm 110.000 đ/ha, lượng phân bón giảm 480.000 đ/ha…

Tại hội nghị, TS Nguyễn Hồng Tín, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL giới thiệu “Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong canh tác lúa vùng thiếu nước ngọt tại Sóc Trăng”. Ông cho rằng, đây là một trong những biện pháp của ACP giúp nông dân SX lúa mang lại hiệu quả cao, tăng tối đa lợi nhuận.

Do đó giúp nông dân giảm chi phí SX. Giá bán 1 kg lúa tăng hơn so với giá thị trường từ 200 - 300 đ/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn so với SX trên cánh đồng quy mô nhỏ.

Hiệu quả lớn

Kết quả thực hiện chương triển khai dự án ACP tại Cần Thơ - 1 trong 7 tỉnh, thành ở ĐBSCL là giúp nông dân giảm chi phí SX, tăng lợi nhuận, sản phẩm đạt chất lượng. Trong quá trình triển khai, tổ dự án kết hợp với Chi cục BVTV, Trung tâm KN tổ chức 480 cuộc tập huấn SX cho 24.000 nông dân.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Tổ trưởng tổ hợp tác SX CĐL ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh chia sẻ, dự án ACP SX lúa trên CĐL đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận quy trình SX hiện đại, tăng năng suất và tăng lợi nhuận trên 40%.

Còn ông Phan Tấn Hùng, Tổ trưởng tổ hợp tác SX CĐL ở xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ nói: “Dự án ACP đầu tư máy GĐLH, máy sạ hàng, lò sấy lúa… và giúp nông dân ứng dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ như “1 phải 5 giảm”, năng suất tăng 820 kg/ha so với ngoài mô hình. Hơn nữa mặt lợi ích thấy rõ là bảo vệ môi trường và tăng chất lượng hạt lúa".

Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ, Tổ trưởng tổ thực hiện ACP tại Cần Thơ nhận xét: "Cần Thơ có hơn 115.000 ha đất nông nghiệp, hằng năm gieo trồng khoảng 236.000 ha lúa, sản lượng đạt từ 1,2 - 1,4 triệu tấn. Qua thực hiện dự án ACP cho thấy hiệu quả nhất là giúp nông dân thay đổi nhận thức trong quá trình canh tác lúa. Nhờ đó đến nay Cần Thơ đã có trên 80% diện tích lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản.

Vụ ĐX vừa qua Cần Thơ SX gần 15.000 ha lúa trên CĐL. Nhờ biện pháp canh tác hiệu quả giúp nông dân lợi nhuận 4,8 triệu đ/ha so với ngoài mô hình. Trước tiến trình đô thị hóa, dự kiến đến 2020 Cần Thơ giảm còn 107.000 ha đất nông nghiệp. Vì vậy phải tiếp tục SX lúa quy mô lớn, chất lượng cao, SX theo GAP nâng cao giá trị cạnh tranh; thành lập nhiều HTX kiểu mới...".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất