| Hotline: 0983.970.780

ADB cảnh báo nợ công Việt Nam có thể đến 60% GDP

Thứ Ba 24/03/2015 , 14:27 (GMT+7)

Do nguồn thu hạn chế, Việt Nam có thể phải lựa chọn tăng thâm hụt ngân sách hơn là cắt giảm chi tiêu, theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Phát biểu tại buổi họp báo cập nhật tình hình phát triển kinh tế sáng nay (24/3), chuyên gia kinh tế ADB Dominic Mellor cho rằng Việt Nam có thể đối mặt với những rủi ro về nợ công khi thâm hụt ngân sách dự báo sẽ mở rộng hơn.

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế cho các doanh nghiệp ưu tiên, dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo cam kết nhập khẩu và giá dầu giảm sẽ tác động bất lợi đến nguồn thu của Việt Nam. Trong khi đó, chi đầu tư dự báo tăng gần 20% sau hai năm giảm, chi thường xuyên cũng dự kiến sẽ tăng 10%, chi cho y tế tăng và giáo dục tăng 11% và 5%.

"Giả định rằng nếu thu ngân sách thấp hơn kế hoạch, Chính phủ sẽ lựa chọn tăng thâm hụt ngân sách hơn là cắt giảm chi tiêu. Theo kịch bản đó, nợ công đến cuối năm 2016 có thể tăng đến 60% GDP", ADB cho hay. Trong bối cảnh này, ông Mellor nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh cân đối ngân sách trong trung hạn để tránh làm tăng nợ công lên mức không bền vững hoặc gây tác động xấu đến lòng tin của nhà đầu tư

Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc ADB tại Việt Nam dự báo GDP tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới, với tỷ lệ 6,1% vào năm 2015 và 6,2% năm 2016. Lạm phát năm nay dự kiến 2,5% nhưng sẽ nhanh chóng tăng lên 4% năm tới khi cầu trong nước và giá dầu thế giới đều tăng.

"Với tình hình lạm phát thấp như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng, tín dụng năm nay cũng dự báo tăng cao hơn năm trước", ông Mellor phát biểu. Song theo chuyên gia ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn dưới tiềm năng nên vẫn có thể cao hơn nếu có quyết sách đúng đắn.

Việt Nam vẫn cần giải quyết một loạt vấn đề mang tính cơ cấu như cần đạt tiến độ nhanh hơn trong quá trình cải cách ngân hàng, xử lý nợ xấu, thực hiện luật mới thoái vốn Nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập cuối năm nay, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tham gia mạnh hơn vào các chuỗi liên kết, bởi hiện nay mới có 36% doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới xuất khẩu trong khi Thái Lan, và Malaysia khoảng 60%. "Cần có sự phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối vào mạng lưới sản xuất, xây dựng chiến lược trọng tâm", ADB nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công đến cuối năm 2013 bằng 54,2% GDP và tiến gần ngưỡng 60% GDP vào cuối năm 2014. Tăng lên nhanh chóng trong những năm qua, song theo ý kiến của các thành viên Chính phủ, nợ công Việt Nam vẫn thấp hơn mức 65% GDP - ngưỡng an toàn theo chuẩn quốc tế Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

VnExpress

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm