| Hotline: 0983.970.780

Ai đứng sau cáo buộc 'Nga can thiệp bầu cử Mỹ'?

Thứ Sáu 09/06/2017 , 11:10 (GMT+7)

Trên các phương tiện truyền thông Mỹ, "sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Mỹ vào năm 2016" thậm chí đã tồn tại như một sự kiện (!)

Tổng thống Donald Trump và cựu giám đốc FBI James Cormey

Một loạt lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ bị chất vấn

Những người đứng đầu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã bị Ủy ban tình báo của Thượng viện chất vấn vào hôm thứ Tư 7/6. Các thượng nghị sĩ muốn hỏi Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia - Dan Coats, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia - Đô đốc Mike Rogers, Quyền Giám đốc FBI - Andrew McCabe và Thứ trưởng Nội vụ - Tướng Rod Rosenstein, xem liệu có phải ông Trump đang tìm cách làm lạc hướng cuộc điều tra về sự dính líu của Nga, bằng cách sa thải cựu giám đốc FBI James Comey hay không?

Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) Mike Rogers đã làm chứng rằng ông không cảm thấy bị Nhà Trắng gây áp lực phải làm bất cứ điều gì bất hợp pháp. Lời tuyên thệ này được đưa ra một ngày sau khi tờ Washington Post đưa tin ông Dan Coats nói với các cộng sự rằng ông Trump đã tìm cách thuyết phục FBI ngưng cuộc điều tra về cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là Michael Flynn, cùng các mối quan hệ của ông này với điện Kremlin. Thế nhưng ông Dan Coats thông qua phát ngôn viên nói hôm thứ Tư rằng ông chưa bao giờ cảm thấy bị áp lực từ phía ông Trump trong phải việc ngưng điều tra, và nói ông sẽ không tiết lộ các nội dung thảo luận giữa ông với tổng thống.

Ngày 8/4, diễn ra cuộc tuyên thệ được nhiều người quan tâm - của ông Comey, người đã lãnh đạo cuộc điều tra cáo buộc liên quan tới Nga cho tới khi bị ông Trump sa thải. Ông bị chất vấn về các trao đổi với tổng thống đến thời điểm đó.
 

Cựu Giám đốc FBI điều trần gì?

Cựu Giám đốc FBI, James Comey điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện vào ngày 8/6. Ủy ban này đang điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 cũng như mối liên hệ, nếu có, giữa Moscow với người của Tổng thống Trump. Đây là lần đầu tiên ông Comey xuất hiện trước công chúng, kể từ khi ông bị Tổng thống Trump sa thải hôm 9/5 vừa rồi.

Trước đó, trong nội dung bài phát biểu điều trần của mình, được tiết lộ cho báo giới vào chiều ngày 6/6, ông Comey sẽ đưa ra chứng cứ về việc tổng thống yêu cầu ông ngưng điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Mike Flynn. Ông Comey nói rằng ông Trump gọi vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ là "nghi ngờ" đối với ông ta. Ông Comey cũng nói rằng ông đã trao đổi với ông Trump 3 lần rằng ông ấy không bị điều tra.

Ông Comey cũng sẽ cho biết chi tiết về việc ông Trump khiến ông cảm thấy không thoải mái trong một loạt các cuộc trao đổi dẫn đến việc ông bị sa thải hôm 9/5.
 

Nói chuyện với Trump, James Comey luôn ghi lại

Cựu Giám đốc FBI, James Comey, kể trong nội dung bài phát biểu điều trần của mình, được tiết lộ cho báo giới vào chiều ngày 6/6, rằng mọi cuộc nói chuyện với Tổng thống Trump, ông đều đã viết ra một bản ghi nhớ chi tiết về buổi nói chuyện ngay sau đó, rồi chia sẻ với đội ngũ lãnh đạo cấp cao của FBI.

Ông gõ ghi chép trên một chiếc máy tính xách tay trong chiếc xe của FBI khi lên xe để ra về, ngay sau kết thúc cuộc gặp. Làm các bản ghi nhớ bằng văn bản ngay sau các cuộc đối thoại trực tiếp với ông Trump chỉ xảy ra khi ông làm việc với tổng thống Trump. Ông đã ghi lại 9 cuộc đối thoại trực tiếp với Tổng thống Trump trong 4 tháng: 3 lần gặp trực tiếp và 6 lần trao đổi qua điện thoại. Ông kể: “Đây không phải là thói quen của tôi từ trước. Tôi đã trực tiếp nói chuyện “một – một” với Tổng thống Obama 2 lần (và không bao giờ gọi điện thoại). Một lần vào năm 2015 để thảo luận về các vấn đề về chính sách thực thi pháp luật và lần thứ 2, rất ngắn gọn, để Tổng thống nói lời tạm biệt vào cuối năm 2016. Trong những làn đó, tôi không ghi lại các cuộc thảo luận”.
 

Tệ hơn cả vụ Watergate

Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) của Hoa Kỳ - James Clapper, hôm 7/6, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Australia ở thủ đô Canberra. nói vụ Watergate của những năm 1970 “chẳng thấm vào đâu” so với những cáo buộc là có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump với nước Nga. Ông Clapper phác họa chuyện người Nga đã can thiệp vào các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong quá khứ như thế nào, nhưng ông nói nỗ lực của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 là "chưa hề có tiền lệ, xét về tính trực diện đối đầu và tính chất hung hăng của nó."

Ông Clapper lên tiếng một ngày trước khi cựu giám đốc FBI James Comey ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ về những cáo buộc cho rằng có thể có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cửa của Tổng thống Trump với nước Nga.
 

Phản ứng của Nga

Liên bang Nga, trong khi đề cập đến cáo buộc Nga can thiệp trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, Pháp và Đức, đã nhiều lần phủ nhận những lời buộc tội này và tuyên bố rằng không hề có chứng cứ khẳng định đó là sự kiện có thực.

Hôm 7/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết: “Cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu phát tán thông tin về sự can thiệp có thể của Liên bang Nga trong các cuộc bầu cử, theo lệnh của Tổng thống Barak Obama”.

Ông Ryabkov phát biểu tại cuộc điều trần trước quốc hội trong Hội đồng Liên bang về chủ đề "Phòng chống can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Bang Nga: "Để nhân rộng “tin vịt” này, cả bộ máy chính quyền Mỹ lúc đó cũng tham gia. Lúc đầu, nó chỉ chèn cụm từ "có thể " hoặc " rất có khả năng " trong dòng thông tin về sự can thiệp của Nga. Tuy nhiên, sau Đại hội đảng Dân chủ việc Barack Obama nhúng tay vào đã trở nên rõ ràng hơn. Theo lệnh của ông ta, trong quá trình này đã lôi kéo theo cả các cơ quan tình báo Mỹ tham gia, những tổ chức này vì thiếu chứng cứ thực tế đã bắt đầu phổ biến những cáo buộc vô căn cứ sai sự thật, trong đó dường như có cả chiến dịch phá hoại nền dân chủ Mỹ được lên kế hoạch trước tại Matxcơva".

Ông nói, "Mưu toan tính toán là để hù dọa cử tri và, do đó, để tập hợp họ xung quanh Clinton để giúp bà ta có được thế thượng phong trong cuộc bầu cử Tổng thống".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm