| Hotline: 0983.970.780

Ai đứng sau những vụ án động trời?

Thứ Hai 20/04/2015 , 10:02 (GMT+7)

Trao đổi với phóng viên về đường dây tín dụng đen ở thị xã Bắc Kạn, nạn nhân Vũ Thị D vẫn tỏ ra e ngại bởi “thế lực ngầm” của người đàn bà bí ẩn có tên Đào Thị Tình.

Báo NNVN đã từng phản ánh về một nhân vật nữ có dính líu đến những phi vụ cho vay nặng lãi trị giá hàng trăm tỉ đồng, khiến nhiều người ở thị xã Bắc Kạn (Bắc Kạn) tan cửa nát nhà.

Mới đây nhất, một nạn nhân tiếp tục tố cáo người đàn bà này chính là chủ mưu đứng sau một vụ án khiến nhiều quan chức địa phương vướng vào vòng lao lý....

Thao túng và khuynh đảo

Trao đổi với phóng viên về đường dây tín dụng đen ở thị xã Bắc Kạn, nạn nhân Vũ Thị D vẫn tỏ ra e ngại bởi “thế lực ngầm” của người đàn bà bí ẩn có tên Đào Thị Tình. Mất đi hầu hết tiền bạc, nhà cửa thậm chí còn mang nợ thêm hàng chục tỉ đồng nhưng D đi đâu cũng phải có người bảo vệ vì sợ chính “con nợ” của mình.

Lẽ đời, mỗi khi con nợ nhìn thấy chủ nợ thì phải lảng tránh nhưng trong trường hợp của D thì ngược lại, bởi con nợ của D là người có tiền, có quan hệ đủ để cho ai vay nợ thì người ta không dám bùng mà vay nợ của ai thì không phải trả. Câu hỏi đặt ra là quan hệ của nhân vật này đến đâu mà ghê gớm đến vậy?

Mới đây thông qua tố cáo của một nạn nhân khác là bà Phạm Thị Hiền, số CMTND 095076794 do Công an tỉnh Bắc Kạn cấp, chúng tôi được biết nhân vật Đào Thị Tình nói trên không chỉ cho vay nặng lãi mà còn có khả năng “thao túng” một số quan chức địa phương để đón lõng dự án, biến đất đồi thành đất có sổ đỏ để kiếm lợi.

Trước đây, đã có vụ án hàng loạt quan chức cao cấp của tỉnh vướng vào vòng lao lý khi hợp tác với Đào Thị Tình. Tuy nhiên, cán bộ vi phạm thì nằm trại cải tạo còn Tình vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tiếp tục gây họa cho các gia đình nhẹ dạ cả tin.

Vụ án đó, chính bà Hiền là một nạn nhân mua lại mảnh đất đồi hoang đã được Đào Thị Tình hợp thức hóa và thiệt hại 500 triệu đồng.

Cụ thể, theo bà Hiền, vào năm 2002 UBND tỉnh Bắc Kạn kí Quyết định số 684/QĐ-UB ngày 7/5/2002 về việc giao và chỉ định thầu đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế quy hoạnh chi tiết và lập dự án đầu tư xây dựng 5 khu dân cư thuộc thị xã Bắc Kạn, trong đó có khu dân cư Quang Sơn.

Đồng thời, năm đó dự án con đường nối từ thị xã qua cầu Dương Quang sang bờ bắc sông Cầu cũng được triển khai xây dựng. Nhờ “quan hệ” nên biết trước chủ trương này, Đào Thị Tình đã câu kết với một nhóm cán bộ tự khoanh cả khu đồi hoang ngay mốc giới con đường sắp mở rồi phân lô thành 8 thửa đất có sổ đỏ đem bán kiếm lời.

Bà Hiền đã mua 2 mảnh trong 8 lô đất, mảnh đứng tên bà rộng 381 m2 còn mảnh đứng tên con trai bà là Chu Hoàng Việt rộng 339 m2. Các mảnh khác lần lượt đứng tên ông Đỗ Kim Phụng 215,6m2, Nguyễn Văn Xuân 211,4m2, Nguyễn Thị Nhung 206,5m2, Hoàng Thị Thanh 202m2, Đào Thị Tình 203,4m2, Nông Thị Hạ 153,6m2. 

Sau này, khi Thanh tra tỉnh Bắc Kạn vào cuộc và có kết luận bà Hiền mới biết 8 mảnh đất đó không thấy có hồ sơ mua bán đất lưu trữ tại phường Sông Cầu và Phòng Tài nguyên- Môi trường thị xã Bắc Kạn.

09-57-49_phieu-thu
Phiếu thu phí chuyển mục đích sử dụng của lô đất mang tên Bà Hiền nhưng bà Tình trực tiếp kí nộp tiền

Về nguồn gốc 8 lô đất, cán bộ địa chính phường Sông Cầu khẳng định là của gia đình ông Hà Cát Chi, nhưng gia đình ông Hà Cát Chi lại phủ nhận vì trên thực tế họ không có mảnh đồi nào gần đường để bán. Xem ra, người phụ nữ có tên Đào Thị Tình này còn có tài “chỉ tay khoanh đất" biến đất công trở thành vườn nhà.

Tại biên bản họp hội đồng xét cấp sổ đỏ ngày 24/7/2003 của UBND phường Sông Cầu có 38 hộ gia đình được xét duyệt. Trong đó, hộ anh Việt đứng thứ tự số 35, bà Hiền số 36 và bà Tình số 37…

Theo biên bản họp thì cả 3 trường hợp trên đều nhận chuyển nhượng từ đất vườn nhưng khi Thanh tra tỉnh xác minh tại phường Sông Cầu và Phòng Tài nguyên- Môi trường thị xã đều không thấy hồ sơ chuyển nhượng. Phòng Tài nguyên- Môi trường đưa ra lý do trong quá trình lưu trữ bị thất lạc, chưa tìm thấy.

Núp bóng, giật dây

Trở thành một nhân vật khét tiếng ở khu vực Thái Nguyên, Bắc Kạn dính líu đến những vụ án động trời và là “chủ thể” chịu đơn tố cáo của nhiều nạn nhân nhưng không mấy nạn nhân cho vay tiền được giao dịch trực tiếp với Đào Thị Tình.

Thường thì người nọ vay lại của người kia để cho vay lãi, đến khi lâm vào cảnh túng quẫn người này lại “giật nợ” của người khác. Chỉ một vài nạn nhân là đầu mối có giao dịch với Tình, mà cũng là giao dịch qua điện thoại rồi Tình cử người khác đến lấy tiền.

Bằng thủ đoạn ấy, Tình luôn vô can trong hầu hết các giao dịch cho vay nặng lãi. Hãn hữu lắm, có một số ít giao dịch với khối lượng tiền lớn lên tới vài trăm tỉ thì Tình mới bắt lộ diện và để lại dấu vết.

Ngay cả trong vụ án biến đất đồi hoang thành thổ cư tại thị xã Bắc Kan, nhân vật Đào Thị Tình cũng khôn khéo đứng ẩn phía sau và đứng tên một lô đất còn 7 lô đất khác Tình để những người mua như bà Hiền được trực tiếp đứng tên ngay từ khi làm thủ tục.

Nhìn bên ngoài mỗi lô đất được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ với các chủ sử dụng khác nhau không ai nghĩ có liên quan giữa Tình với các chủ đất.

Tuy nhiên, trên thực tế Tình là người thực hiện toàn bộ thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của bà Hiền. Đến cả biên lai thu tiền thuế lô đất bà Hiền đứng tên cũng do Tình là người đi nộp tiền. Qua đó cho thấy nội dung bà Hiền tố cáo Đào Thị Tình có liên quan đến vụ án là có cơ sở.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm