| Hotline: 0983.970.780

Ai giải oan cho phân bón ong biển?

Thứ Năm 04/05/2017 , 10:57 (GMT+7)

Họ là nông dân ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước vì một lý do nào đó, đã từng “nói xấu” phân bón Ong Biển trên báo, đài địa phương khiến doanh nghiệp này một phen khốn đốn “lên bờ xuống ruộng”.

Xung đột lợi ích

Còn nhớ cuối năm ngoái, tỉnh Bình Phước là nơi nổi tiếng “vương quốc” hồ tiêu với hơn 15 ngàn ha đã xảy ra hiện tượng tiêu chết tập trung mỗi nơi một ít khiến nông dân hoang mang, lo lắng. Mặc dù các nhà khoa học khi được hỏi thông tin về phân hữu cơ bón gây tiêu chết, ai nấy đều lắc đầu vì giả sử có làm giả “toàn đất với rác” thì cũng không thể làm tiêu chết mà chỉ làm cây không phát triển được.

13-23-43_h1
Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội (thứ hai từ trái qua) trong chuyến viếng thăm Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển ngày 15/12/2016

Đặc biệt, ở ấp Tân Nhân, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có 3 hộ trồng tiêu là bà Lê Thị Tuyết, Bùi Thu Hằng và ông Trần Văn Đức chỉ có khoảng 100 nọc tiêu bị vàng lá, rồi dây tiêu chết dần mà không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, do các hộ này trước đó có sử dụng phân bón Ông Biển nên sự việc bắt đầu bị “trầm trọng” hóa sau khi đưa thông tin lên báo, đài địa phương.

Từ đó, các đối thủ của phân bón Ong Biển tận dụng cơ hội để share (chia sẻ) trên mạng xã hội kèm theo các lời bình (comment) ác ý, xuyên tạc. Thậm chí, ngay cả ông Mai Văn Hè, nhân viên Trạm Khuyến nông (KN) huyện Phước Long, cũng đã “nhặt” các video clip phát sóng trên đài truyền hình nói về phân bón Ong Biển gây tiêu chết, rồi lập tài khoản sao chép tung lên mạng xã hội youtube lấy tên “mai he” với mục đích, động cơ là gì đến nay không ai rõ?

Nhưng có chi tiết mà ai cũng rõ, ông Hè chính là nhân viên của bà Trương Thị Chung, Trưởng trạm KN huyện Phước Long, mà bà Chung là vợ của ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm KN huyện Bù Đốp. Trong khi ông Bắc đang nắm giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước nhưng lại là “ông chủ” của Cty CP Thương mại vật tư Bình Phước với hệ thống 15 cửa hàng mua bán thuốc BVTV, phân bón lấy tên khuyến nông (xem bài “Nhập nhèm khuyến nông” ngày 19/1/2017).

13-23-43_h2
Thông tin lùm xùm từ báo, đài về phân bón Ong Biển gây tiêu chết hàng loạt khiến Công an Kinh tế tỉnh Bình Phước cũng phải nhảy vào cuộc lấy mẫu và cho kết quả đạt chất lượng.

Thế nên, tại địa phương Cty của ông Bắc thực sự là đối thủ cạnh trạnh, xung đột lợi ích với phân bón Ong Biển, bởi Cty ông Bắc chuyên kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, nông dân không chỉ mua phân về bón mà còn phải mua thuốc về phòng ngừa, điều trị, nhất là trên cây tiêu sử dụng thuốc BVTV rất lớn.

Trong khi đó, phân bón hữu cơ Ong Biển lại xác định tôn chỉ hoạt động từ trước tới nay là khuyến cáo bà con nông dân canh tác trên nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, đối với hồ tiêu chỉ cần bón hữu cơ và tưới nước là đủ nhằm đảm bảo an toàn nông sản sạch và môi trường nông nghiệp không bị ô nhiễm. Nghĩa là, nếu nông dân đã sử dụng Ong Biển là sẽ hạn chế hoặc không còn mua các loại hóa chất kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV đang được bán đầy rẫy trên thị trường.
 

Hội ngộ kịch tính

Chính sự việc “dội bom” thông tin phân bón Ong Biển gây tiêu chết hàng loạt khiến nông dân và đại lý hoang mang. Chẳng hạn, ngày 7/12/2016, trên tờ báo địa phương trong bài “Phân bón vì sao vẫn tồn tại?” đã không ngần ngại quy kết luôn thủ phạm: “Cụ thể là hàng trăm hộ trồng tiêu ở huyện Bù Đốp mua phải phân bón Ong Biển kém chất lượng nên hàng trăm hecta tiêu đang cho thu hoạch bị chết dần” (trích nguyên văn).

13-23-43_h3
Nông dân Lê Thị Tuyết từng nói không đúng về phân bón Ong Biển trên báo, đài nên khi tham dự hội thảo đã xin lỗi Cty và cá nhân ông TGĐ Trần Đại Nam

Ông Nguyễn Thanh Phong, chủ chuỗi cửa hàng VTNN Thanh Phong (TX Bình Long) phân phối sản phẩm phân bón Ong Biển mỗi năm 4 - 5 ngàn tấn kể lại: “Lúc đó, đích thân tôi xuống TP Vũng Tàu gặp ông Trần Ngọc Nam để chất vấn. Không biện hộ mà ông Nam dẫn tôi đi tham quan Nhà máy SX phân bón Ong Biển ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để nhìn tận mắt quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ tại đây. Thật sự tôi choáng ngợp trước nhà xưởng dây chuyền thiết bị nhà máy đều do một mình ông Nam tự tay thiết kế xây dựng, trong đó ấn tượng nhất là công đoạn vận chuyển sản phẩm từ trong nhà máy ra xe tải bằng robot tự động.

Ngoài ra, ông Nam còn đưa các hình ảnh về chuyến viếng thăm nhà máy của một số vịlãnh đạo Đảng, Nhà nước thì lúc đó tôi dám tin phân bón Ong Biển hoàn toàn tốt, đảm bảo chất lượng, không hề lừa dối nông dân để bán hàng như một số Cty phân bón cuốc xẻng khác mà tôi từng gặp”

Nhưng trước các thông tin lùm xùm về phân bón Ong Biển nên các cơ quan chức năng như Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 huyện Lộc Ninh, Công an Kinh tế trong tháng 11 và 12/2016 nhảy vào cuộc, tiến hành kiểm tra bốc mẫu ngẫu nhiên phân bón hữu cơ Ong Biển ở các đại lý. Kết quả cuối cùng, tất cả các chỉ tiêu chất chính như hữu cơ, đạm (N), lân (lân), kali (K) và các thành phân nguyên tố trung vi lượng khác đều đạt chuẩn và vượt.

Đến lúc này, phân bón Ong Biển thật sự được giải oan nhưng “được vạ má đã sưng”, một số đối tác và khách hàng “thừa nước thả câu” trả lại hàng, không trả tiền mua phân lên đến hàng tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn đó hình ảnh làm ấm lòng phân bón Ong Biển. Số là, trong một phóng sự trên sóng truyền hình về tiêu chết ở huyện Bù Đốp vào cuối năm ngoái, mở đầu nội dung, MC chương trình nói: “Tình trạng tiêu chết bất thường không chỉ cục bộ mà diễn ra trên diện rộng mà nghi vấn của người dân đều tập trung vào một loại phân bón mang tên Ong Biển của Cty TNHH Đại Nam” (nguyên văn).

13-23-43_h4
Ông Nguyễn Thanh Hòa nói trước hội thảo: “Việc phao tin bón phân Ong Biển làm tiêu chết là hoàn toàn sai sự thật, đưa nhà sản xuất phân bón chân chính vào đường cùng”

Sau đó, phóng sự đưa ra vài ý kiến của nông dân phản ảnh về tình trạng tiêu vàng lá, rồi chết sau khi bón phân Ong Biển. Trong đó, nặng nề nhất là ý kiến của bà Vương Thị Quyên, vợ của ông Nguyễn Thanh Hòa ở xã Thiện Hưng và bà Lê Thị Tuyết ở xã Tân Tiến.

Thế nhưng, bất ngờ trong cuộc hội thảo diễn ra tại Nhà văn hóa huyện Bù Đốp ngày 21/4 với hàng trăm nông dân tham dự là sự xuất hiện của ông Nguyễn Thanh Hòa và bà Lê Thị Tuyết. Họ đã không ngần ngại lên diễn đàn ôm chầm ông TGĐ Trần Ngọc Nam, người sáng lập ra thương hiệu phân bón hữu cơ Ong Biển của 6 năm về trước, khẳng định mình không hề có ý nói xấu, bôi bác doanh nghiệp nên thành thật xin lỗi Cty và cá nhân ông Nam.

“Hiện nay, gia đình tôi vẫn bón đều phân Ong Biển và nhận thấy cây tiêu xanh tốt, năng suất vượt trội, đặc biệt là không xịt thuốc”, bà Tuyết khẳng định.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Hòa, đính chính thay cho vợ mình: “Gia đình tôi sử dụng phân bón Ong Biển 2 năm nay, vườn tiêu phát triển tốt và cho năng suất cao. Việc phao tin bón phân Ong Biển làm tiêu chết là hoàn toàn sai sự thật, đưa nhà sản xuất phân bón chân chính vào đường cùng”.

“Người nào tự ý sao chép nguyên văn hay lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép là vi phạm Luật dân sự về quyền tác giả sỡ hữu trí tuệ và Điều 170a về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan qui định: Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình trái phép thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm” - Luật sư Trần Văn Đức, Đoàn luật sư TP.HCM.

 

Xem thêm
Michelle 62EC - Tora 1.1SL giải pháp tiên tiến trên cánh đồng hội nhập

ĐBSCL Michelle 62EC - Tora 1.1SL giải pháp tiên tiến trên cánh đồng hội nhập sẽ đồng hành cùng bà con nông dân xuống giống vụ lú hè thu 2024.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tổ chức PUM đến thăm và làm việc với VMC Việt Nam

Việc hỗ trợ bởi Tổ chức PUM đã và đang góp phần quan trọng cho sự phát triển của Công ty VMC Việt Nam trong thời gian qua cũng như trong tương lai.