| Hotline: 0983.970.780

Ám ảnh 'cam ngơ', ước thiệt hại 30 -35 tỷ đồng

Thứ Năm 20/10/2016 , 08:51 (GMT+7)

“Cam ngơ” là từ ngữ quen thuộc, ám ảnh người trồng cam tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.

Đây là cụm từ mà người dân thường xuyên dùng để chỉ chung các hiện tượng quả cam không lớn lên được sau đó vàng, thối và rụng, đã diễn ra tại đây từ nhiều năm nay.

Cam rụng đầy vườn và thối rữa

Cam rụng đầy vườn và thối rữa

Đặc biệt trong thời gian vừa qua có mưa kéo dài, mưa nắng thất thường khiến hiện tượng “cam ngơ” bùng phát và gây rụng hàng loạt. Nông dân đứng trước nguy cơ mất mùa, thua lỗ và khó đảm bảo được sự phát triển vùng cam tiềm năng đã xây dựng nên thương hiệu cam Vinh này.

Ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hợp cho biết “Minh Hợp là xã có diện tích cam lớn nhất huyện, với 1.674ha, chủ yếu là giống cam Xã Đoài (mang thương hiệu cam Vinh) với diện tích 600ha. Trong đó có 400ha trong giai đoạn khai thác, 200ha giai đoạn kiến thiết.

Thời gian vừa qua toàn bộ giống cam Xã Đoài lòng vàng xẩy ra hiện tượng rụng quả hàng loạt, do hiện tượng mà người dân ở đây quen gọi "cam ngơ", chủ yếu ở cam trên 7 năm tuổi. Các giống khác như Valencia, Vân Du… rụng ít hơn. Hiện chúng tôi chưa có biện pháp nào để khắc phục, nông dân đứng trước nguy cơ mất mùa”.

Không chỉ xã Minh hợp mà cả 3 xã là vùng trồng cam chính của Quỳ Hợp gồm Minh Hợp, Nghĩa Xuân, Văn Lợi đều xảy ra hiện tượng rụng quả tương tự trên giống cam Xã Đoài lòng vàng.

Bà Trương Quỳnh Nga, Ban Nông nghiệp xã Nghĩa Xuân cho biết “Xã Nghĩa Xuân có 220ha cây có múi, với 102ha cam, bệnh gây rụng quả, ghẻ sẹo, loét và vàng lá gân xanh là các đối tượng gây hại nặng nhất tại địa phương”.

Cam rụng được đổ thành từng đống

Cam rụng được đổ thành từng đống

Nông dân Phan Than Liên ở xóm Minh Kính, xã Minh Hợp cho chia sẻ “Gia đình tôi chỉ có 0,5ha cam Xã Đoài lòng vàng, nếu không rụng dự kiến được 14 tấn quả, chưa đến vụ thu hoạch nhưng phải cắt bán non và chấp nhận giá thấp vì rụng gần hết, chỉ còn hơn 4 tấn”.

Còn nông dân Chế Thị Linh ở xóm Minh Đình thì cho biết “Không chỉ cam thu hoạch nhiều năm, mà 220 gốc cam Xã Đoài của tôi thu hoạch năm thứ 2, cũng đã bị rụng quả gần hết, nếu sang năm vẫn rụng thì phải trồng lại thôi”.

Gia đình ông Thái Ngọc Thủy ở xóm Minh Kính có 250 gốc cam xã Đoài đang thời kỳ cho năng suất cao nhưng từ 1 tháng nay, lượng quả trên cây đã rụng gần 1/2. Từ nhiều ngày nay, ông Thủy phải thường xuyên dọn vườn, chăm sóc cam nhưng quả vẫn không ngừng rụng khiến ông có nguy cơ thất thu vụ cam này.

“Những năm trước, mỗi gốc cho thu hoạch 50 - 60kg quả nhưng tính ra cũng thu về trên dưới 14 tấn cam, đút túi 5 - 6 trăm triệu nhưng năm nay, quả rụng gần hết, không biết giờ đến tết có vớt vát được đồng vốn bỏ ra hay không? Sáng ra thấy cam rụng quả, xót của nhưng bất lực”, ông Thủy chua xót nói.

Cam rụng được đổ thành từng đống

Cam rụng được đổ thành từng đống

“Hiện tượng cam rụng nhiều sau những trận mưa lớn đã xuất hiện 1 tháng nay, chủ yếu là giống cam Xã Đoài lòng vàng. Có thể mưa lớn, lượng nước nhiều, độ ẩm cao khiến nấm xuất hiện nhiều là nguyên nhân gây quả rụng. Hiện tại người trồng cam đang tích cực dọn dẹp vườn, phát quang vệ sinh, hi vọng nắng lên cam sẽ giảm rụng quả”

ông Hoàng Minh

Chị Lê Thị Lan ở xóm Minh Hồ cho biết thêm: “Cam sắp đến kỳ thu hoạch nhưng không hiểu vì lý do gì lại rụng hàng loạt. Hiện tượng này chưa từng xẩy ra ở vùng trồng cam này. Nhiều hộ dân khác trong vùng cũng đang cùng chung tình cảnh. Nếu cứ như thế này thì sợ cuối năm không có cam mà bán nữa”.

Theo ông Hoàng Minh, Chủ tịch Hiệp hội cam Vinh, Giám đốc Cty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành, cây cam có hai chu kỳ rụng quả, lần đầu là khi chia quả, lần hai là rụng quả sinh lý, tuy nhiên chỉ là rụng lác đác chứ không bị rụng hàng loạt như năm nay.

Cam là giống cây đòi hỏi phải đầu tư rất lớn, từ khâu cải tạo đất, giống, phân bón đến kỹ thuật, công chăm sóc... từ khi trồng đến khi có thu hoạch phải trải qua 3 năm kiến thiết cơ bản, đến năm thứ 4 mới cho quả bói và năm thứ 5 mới có thể bước vào kinh doanh. Vì vậy, chỉ cần mất một vụ cam cũng khiến cho người trồng điêu đứng. Hiện bà con vẫn chưa xác định được nguyên nhân và cũng chưa có cách để hạn chế cam rụng.

Cam rụng được đổ thành từng đống

Cam rụng được đổ thành từng đống

Theo thống kê của UBND xã Minh Hợp, hiện tượng cam rụng đã làm giảm 40 - 50% sản lượng quả, tương đương với khoảng 1 - 1,5 nghìn tấn, nếu tính theo giá cam bình quân hiện nay trên thị trường là 25 - 30 nghìn đồng/kg thì thiệt hại của người trồng cam là từ 30 -35 tỷ đồng.

Người trồng cam ở Quỳ Hợp rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn để xác định rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người trồng cam, duy trì năng suất, sản lượng và chất lượng. (Còn nữa)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm