| Hotline: 0983.970.780

Ấm áp mùa xuân cao su Việt Nam

Thứ Ba 22/01/2013 , 06:00 (GMT+7)

Trước thềm Xuân Quý Tỵ năm 2013, toàn thể cán bộ, CNV Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đều hân hoan với một năm nhiều thắng lợi.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện quản lý trên 358.000 ha cao su, trải dài từ miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung, vùng Tây Bắc, Đông Bắc của Tổ quốc và đầu tư trồng cao su tại Lào, Campuchia.

Năm 2012, toàn Tập đoàn khai thác gần 275.000 tấn, tiêu thụ và XK hơn 344.000 tấn, doanh thu hơn 32.000 tỷ đồng, lợi nhuận 8.500 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 3.000 tỷ đồng. Với 130.000 cán bộ, CNV, thu nhập lương gần 7 triệu đồng/người/tháng, thưởng Tết bình quân toàn Tập đoàn khoảng 15 triệu đồng/người.

XUÂN TỐT LÀNH “GÕ CỬA”

Trước thềm Xuân Quý Tỵ năm 2013, toàn thể cán bộ, CNV Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đều hân hoan với một năm nhiều thắng lợi. Khắp các đơn vị thành viên rộn ràng lời ca, tiếng hát; các cánh rừng cao su cũng tràn ngập màu xanh tươi non đầy sức sống, báo hiệu mang mùa Xuân ấm áp đến mọi nhà, mọi vùng cao su.


Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang tại lễ ký quy chế phối hợp giữa VRG với Tổng cục An ninh 2 Bộ Công an

Các đơn vị cao su ở miền Đông Nam bộ trong năm 2012 đã khai thác trên 187.000 tấn cao su qui khô, tiêu thụ và XK hơn 256.000 tấn, chiếm 74,5% tổng số cao su Tập đoàn tiêu thụ. Năm 2012 nhiều đơn vị ở miền Đông có mức lợi nhuận, nộp ngân sách và lương công nhân rất cao như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Hòa, Đồng Phú, Tây Ninh, Tân Biên, Bà Rịa… Đặc biệt, mùa xuân năm nay vùng đất cao su Phú Riềng rộn ràng hẳn lên, lòng người vô cùng phấn khởi. Mặc dù giá bán cao su trên thế giới và trong nước giảm nhưng đối với Cty TNHH MTV Cao su Phú Riềng là năm thắng lợi toàn diện: Với 12.620 ha cao su kinh doanh, Cty đã khai thác được 25.840 tấn cao su qui khô, năng suất vườn cây đạt 2,05 tấn/ha, thuộc vào loại cao nhất trong toàn ngành.

Trong năm, Cty đã tiêu thụ và XK 32.787 tấn cao su các loại, tạo tổng doanh thu hơn 2.486 tỷ đồng. Với giá bán bình quân đạt trên 65,5 triệu đồng/tấn cũng vào loại top ten của Tập đoàn. Qua sản xuất kinh doanh đã tạo lợi nhuận trên 816 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 300 tỷ đồng. Với 6.403 cán bộ, công nhân viên, thu nhập đạt bình quân trên 12,5 triệu đồng/người/tháng. Không vui sao được vì đây là mức lương vào loại cao nhất trong ngành cao su Việt Nam. Để minh chứng, chúng tôi đến thăm một gia đình công nhân cao su Phú Riềng là Đào Văn Nam và Nguyễn Thị Hương. Họ từ Hà Tây (cũ) vào đây lập nghiệp từ năm 1998, gia đình có hai người con trai đang học đại học. Anh Nam vui vẻ cho biết tổng thu nhập lương hai vợ chồng năm 2012 được 350 triệu đồng, ngoài ra họ có 3 ha trồng điều, cao su và các cây trồng khác, nguồn thu thêm kinh tế phụ gia đình khoảng 250 triệu đồng.

Vùng đất Tây Nguyên có 7 đơn vị của Tập đoàn đứng chân, năm 2012 đã tạo sản lượng hơn 54.000 tấn cao su, tiêu thụ và XK 58.600 tấn, tạo tổng lợi nhuận 1.033 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 305 tỷ đồng, thu nhập lương của người lao động từ 6 triệu đồng/người/tháng trở lên. Cty TNHH MTV Cao su Chư Păh là một trong ba đơn vị Anh hùng Lao động của Tập đoàn trên đất Tây Nguyên. Chúng tôi rất vui mừng và xúc động dự lễ kết nghĩa giữa nông trường với người dân các thôn Mrông Ngó 3, Mrông Ngó 4. Lời ca, tiếng hát rộn ràng theo nhịp nhảy Xoan của cán bộ, công nhân Cty Chư Păh với hơn 1.500 người dân hai làng, được kết thúc bằng liên hoan tập thể từ trưa đến tối tạo ấn tượng mạnh, để người dân hiểu hơn về việc trồng cao su gắn bó, bảo vệ và gìn giữ vườn cây cao su của Cty.

Được biết năm 2012, Cty khai thác được 8.830 tấn cao su qui khô, tiêu thụ và XK 9.300 tấn cao su các loại, tổng lợi nhuận 160 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 40 tỷ đồng. Với 3.356 lao động, trong đó có hơn 60% lao động là người dân tộc, thu nhập lương đạt gần 8,3 triệu đồng/người/tháng, cao nhất khu vực Tây Nguyên và miền Trung, Cty rất xứng danh với danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”.


Lễ ký quy chế phối hợp với quân khu 2

Trong mắt người dân Tây Nguyên, hình ảnh cây cao su trở thành cây để làm giàu, xóa đói giảm nghèo, nhất là tạo việc làm cho người dân tộc tại chỗ.

Vùng núi phía Bắc, Tập đoàn hiện có gần 30.000 ha cao su. Năm 2010, trận rét đậm, rét hại trong lịch sử đã làm chết hàng ngàn ha cao su. Rút kinh nghiệm, đúc kết chọn giống trồng lại, giờ đây cây cao su đã khẳng định, đứng vững trên đất này. Lãnh đạo các tỉnh vùng núi phía Bắc rất thiết tha, mong muốn Tập đoàn phát triển mạnh cây cao su trên đất này. Tất cả đều định hướng, xác định cây cao su sẽ là cây trồng quan trọng, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao phía Bắc.

Ngoài ra, Tập đoàn còn có khoảng 90.000 ha cao su được trồng tại Lào và Campuchia. Cây cao su trồng tại Lào đã cho mủ, tạo ra lợi nhuận trong việc đầu tư trồng cao su ở nước ngoài. Cụ thể, Cty Cổ phần Cao su Việt Lào có khoảng 10.000 ha cao su. Vườn cây đã đưa vào khai thác chế biến tại đất Lào. Năm 2012, Cty đã khai thác chế biến 6.170 tấn cao su các loại, cao su được tiêu thụ hết và đã tạo ra được lợi nhuận mấy chục tỷ đồng. Mặc dù lợi nhuận ở đây còn khiêm tốn nhưng đã tạo việc làm ổn định cho gần 3.000 lao động là người Lào, tô thắm thêm mối tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Việt - Lào, vừa là đồng chí vừa là anh em.

KHÍ THẾ MỚI NĂM 2013

Vậy là mọi nhà, mọi vùng cao su Việt Nam dù ít hay nhiều đều có Tết với sự chỉ đạo, hợp đồng chặt chẽ từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên. Có thể khẳng định rằng, năm 2012 là một trong những năm có nhiều sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử xây dựng và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.


Nữ tự vệ VRG tại Hội thao quốc phòng năm 2012

Trước hết, Tập đoàn đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như lễ đón nhận “Huân chương Sao vàng”; Hội thao quốc phòng và Đại hội thể dục thể thao; Ký kết với các Quân khu 7, 5, 4 và Quân khu 2 nơi có các đơn vị cao su đứng chân. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung phát triển công nghiệp nhằm giảm thiểu dần việc XK cao su nguyên liệu, như: khánh thành nhà máy chế biến gỗ MDF VRG DongWha với công suất chế biến 300.000 m3/năm, lớn nhất Đông Nam á; tổ chức ra mắt Cty Cổ phần Sản xuất găng tay y tế VRG Khải Hoàn với công suất đạt trên 3 tỷ đôi/năm trong tương lai.

Trên đà hoàn thành xuất sắc, toàn diện kế hoạch năm 2012, với một thế và lực rất vững vàng về nhân, vật lực và tiềm năng tài chính, chắc chắn rằng, mùa xuân tới Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ gặt hái được những thắng lợi to lớn hơn, như sắc vàng rực rỡ của hoa mai đất trời phương Nam và màu hồng đỏ thắm của những cành đào phương Bắc tạo một mùa xuân đẹp, thật sự ấm áp, phấn khởi trên khắp các vùng, miền cao su Việt Nam.

Công đoàn Cao su Việt Nam năm 2012 đã tổ chức chương trình ánh sáng Công đoàn, trại hè thiếu nhi ngành cao su, tiếp sức mùa thi và tuyên dương, khen thưởng cho 677 con em công nhân cao su đậu đại học. Để chuẩn bị cho công nhân nghèo đón Xuân Quý Tỵ, Công đoàn Cao su Việt Nam đã chi hơn 2 tỷ đồng tổ chức chương trình “Mùa Xuân ấm áp” cho công nhân cao su. Món quà trao tặng tuy không lớn nhưng đã tạo cho người lao động niềm vui, tự tin chuẩn bị đón mùa xuân về.

Mùa xuân đến rồi mùa xuân sẽ qua đi. Cây cao su như có tính người, chiều lòng người đổ lá vàng cho cán bộ, công nhân lao động được nghỉ ngơi, vui vẻ đón xuân, bắt tay thực hiện công việc với niềm tin, quyết tâm cao nhất. Ông Trần Ngọc Thuận – Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, phụ trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết: “Năm 2013 sẽ là năm có rất nhiều khó khăn, thử thách. Vì thế, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn quyết tâm đoàn kết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó; xây dựng Tập đoàn phát triển bền vững, xứng đáng là Tập đoàn kinh tế mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Năm 2013, Tập đoàn sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu, thoái vốn ở lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chính là cao su; đẩy mạnh trồng mới cao su ở trong và ngoài nước để đến năm 2015 toàn Tập đoàn định hình 500.000 ha cao su…”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm