| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 25/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 25/06/2015

Ăn cắp hành lý có tổ chức

Đó là lời nhận xét thẳng thừng, chắc “như đinh đóng cột” của Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng.

Bộ trưởng Thăng đưa ra nhận xét này khi mới cách đây vài ngày, ông đích thân thị sát công tác vận chuyển hành lý tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Trước đó ông đã có những buổi làm việc với ngành hàng không, khi mà tình trạng mất cắp hành lý diễn ra tại các cảng hàng không Việt Nam ngày càng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận.

Kể từ đầu năm 2013 đến nay, đã có hơn 700 vụ hành khách đi máy bay khiếu nại vì bị mất cắp hành lý. Nạn mất cắp hành lý không chỉ xẩy ra trên những chuyến bay thường, mà còn với cả những chuyến chuyên cơ.

Một vị Tổng giám đốc một ngân hàng đi cùng lãnh đạo cấp cao của Nhà nước cũng bị mất cắp. Ngay cả với người của ngành công an, kẻ cắp cũng không từ, một vị cán bộ cao cấp ngành này khi đi máy bay, hành lý cũng bị “bốc hơi”.

Những con số và hiện tượng đó thật đáng báo động, thật đáng để mọi người phải suy nghĩ.

Hơn 700 vụ mất cắp hành lý đã xẩy ra chỉ tính từ năm 2013 đến nay. Nhưng hệ thống camera giám sát thì lại không ghi nhận được một trường hợp nào. Đây chính là cơ sở để Bộ trưởng Đinh La Thăng có kết luận nạn ăn cắp đồ trong hành lý của khách đi máy bay là có tổ chức.

Chính nội bộ ngành hàng không phối hợp với nhau lấy trộm chứ người ngoài không ai có thể lọt vào đó được để mà lấy.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế tổng hợp (Bộ Công an) cũng khẳng định: Có sự tham gia, móc nối của nhân viên hàng không, đặc biệt là bộ phận soi chiếu. Vì trong nhiều vụ, vết rạch lại đúng vào những chỗ để đồ có giá trị. Không thể nói đó là "may mắn" được.

Vậy là đã rõ, điểm yếu của vấn nạn ăn cắp đồ của khách đi máy bay thuộc về khâu kiểm soát nội bộ của ngành hàng không.

Với những kẻ rắp tâm ăn cắp, thì việc vô hiệu hóa camera không có gì khó khăn. Vì camera cũng chỉ là máy móc do con người vận hành. Vấn đề mấu chốt còn lại ở đây chính là con người. Việc tuyển nhầm người xấu đã gây hậu quả nhỡn tiền như đã nói.

Hàng không là bộ mặt của quốc gia, cảng hàng không quốc tế là nơi đón tiếp hầu hết khách quốc tế đến với Việt Nam. Trước vấn nạn trên, thử hỏi có người khách nước ngoài nào còn muốn đến Việt Nam, khi mà vừa bước xuống sân bay đã bị mất cắp hành lý?

Nếu cứ đà này, thì bộ mặt quốc gia sẽ trở thành nhem nhuốc trước mắt bạn bè quốc tế.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm