| Hotline: 0983.970.780

Ấn Độ điều tra vụ pháo binh xài 'hàng Trung Quốc giá rẻ'

Thứ Bảy 22/07/2017 , 09:15 (GMT+7)

Ấn Độ đang điều tra loại pháo cải tiến của nước này sử dụng trục xoay của Trung Quốc núp dưới tên "sản xuất tại Đức".

Pháo Dhanush của quân đội Ấn Độ trong một lần thử nghiệm. Ảnh: Indian Defence Review.
Các bộ phận do Trung Quốc chế tạo với giá rẻ, núp dưới bóng "sản xuất tại Đức" đã tìm được đường vào dây chuyền sản xuất pháo Dhanush của quân đội Ấn Độ, NDTV hôm qua dẫn lời Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI).
 
Pháo Dhanush do Ấn Độ sản xuất là phiên bản cải tiến của pháo Bofors, vốn hoạt động rất hiệu quả trong cuộc chiến Kargil năm 1999. Sự việc khiên CBI khởi tố vụ án đối với một công ty trụ sở tại Delhi về việc sử dụng hàng Trung Quốc giá rẻ. 
 
Tuy nhiên, điều tra ban đầu của CBI cho thấy một nhà máy ở Jabalpur, bang Madhya Pradesh, nơi sản xuất một số khẩu pháo đầu tiên, đã chấp nhận sử dụng chi tiết quan trọng là trục xoay có xuất xứ từ Trung Quốc. 
 
Đơn đặt hàng đầu tiên của Ấn Độ tại xưởng này có từ năm 2013 với 4 trục xoay. Tháng 8/2014, xưởng được đặt hàng thêm hai ổ xoay. Việc chuyển hai trục xoay mỗi lần cho quân đội Ấn Độ được thực hiện vào ba dịp từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014.
 
Pháo Dhanush chứng minh tầm bắn lên tới 38 km, so với 27 km của pháo Bofors. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch đưa vào biên chế 414 khẩu Dhanush. 
 
CBI cho biết việc sản xuất và hiệu suất pháo Dhanush vô cùng thiết yếu trong sự sẵn sàng phòng thủ của Ấn Độ và trục xoay là chi tiết quan trọng.Khi bị CBI điều tra, đơn vị sản xuất cung cấp giấy chứng nhận sản xuất từ công ty Đức. Song CBI cho biết công ty ở Đức không hề cung cấp mặt hàng này. Toàn bộ email trao đổi giữa xưởng sản xuất trục xoay phục vụ pháo binh và đối tác Trung Quốc đã bị CBI thu giữ. 
 
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu nhau từ tháng 6 ở vùng cao nguyên Doklam thuộc Bhutan. Nguyên nhân được Ấn Độ tuyên bố là Trung Quốc điều công binh và máy móc tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam để xây dựng các công trình giao thông. Bhutan sau nhiều lần phản đối bất thành với Bắc Kinh, đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản Trung Quốc.
 
 

Theo NDTV

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm