| Hotline: 0983.970.780

An Giang và Kiên Giang phối hợp chia sẻ nguồn nước

Thứ Tư 06/12/2017 , 14:05 (GMT+7)

Mới đây, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), UBND 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang đồng tổ chức hội thảo tổng kết thực hiện thỏa thuận quản lý nguồn nước giữa 2 tỉnh.

Thảo thuận hợp tác quản lý nước vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) giữa 2 tỉnh được ký kết từ giữa năm 2013, với sự hỗ trợ của Tổ chức GIZ/ICMP (Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức/Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển).

11-40-23_2_cc_di_bieu_thm_gi_hoi_tho
Các đại biểu tham gia hội thảo

Theo đó, có 5 nội dung được 2 bên thống nhất hợp tác thực hiện, gồm: Những vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn, cấp nước sản xuất nông nghiệp và trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương.

Từ thỏa thuận hợp tác, 2 bên cũng đã thống nhất các hoạt động triển khai cụ thể như: cập nhật, bổ sung, thiết lập cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, công trình quản lý nước; xây dựng mô hình thủy văn – thủy lực phục vụ quản lý nước vùng TGLX; xây dựng quy trình vận hành hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX, kiểm soát mặn ven biển Tây; giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước…

ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL cho rằng, tài nguyên nước, gồm cả nước ngọt, mặn và lợ, được xác định là vấn đề cốt lõi trong phát triển kinh tế ở ĐBSCL nói chung và và TGLX nói riêng. Vì vậy, rất cần có sự hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên quý giá này, sao cho việc sử dụng phải hiệu quả, bền vững.

 “Xu hướng hiện nay là tìm giải pháp thích ứng, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Nên tiếp cận theo vùng nhưng phải có sự điều phối thống nhất để tạo sự iên kết vùng, theo nguyên tắc “không hối tiếc”, tức là cái gì chắc chắn, có tính khả thi cao thì ưu tiên làm trước, theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển tổng thể ĐBSCL”, ThS Thiện đề xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi, khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa 2 tỉnh mang lại liệu hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế khá tốt. Thời gian tới, 2 bên sẽ tiếp tục triển khai thực hiện thỏa thuận, dù còn sự tài trợ của GIZ/ICMP nữa hay không. TGLX có tổng diện tích 498.141 ha, trong đó An Giang có 245.084 ha, Kiên Giang 237.879 ha, phần còn lại thuộc TP Cần Thơ. Vùng này trũng thấp nhưng bằng phẳng, thuận lợi trồng lúa, thủy sản nước ngọt và nuôi tôm nước lợ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm