| Hotline: 0983.970.780

An sinh xã hội cho nông dân hiện nay

Thứ Sáu 17/09/2010 , 10:31 (GMT+7)

>> An sinh xã hội cho nông dân hiện nay

1.1.2.  Nghiên cứu xây dựng thể chế hình thành và quản lý hoạt động của các quỹ an sinh xã hội cụ thể cho nông dân trên các khía cạnh:

(i) Cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản lý, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của các chủ thể tham gia đóng góp, các đối tượng thụ hưởng.

(ii) Cơ chế quản lý hoạt động.

(iii) Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và kỹ thuật ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển thể chế quản lý của mỗi quỹ.

a. Quỹ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp vừa chịu rủi ro của điều kiện tự nhiên (nhất là do sự biến đổi khí hậu), vừa chịu rủi ro của thị trường nông sản trong và ngoài nước, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, Nhà nước đã dùng ngân sách của mình để tài trợ nông dân bị mất mùa do dịch bệnh, như bệnh vàng lùn xoắn lá trên cây lúa, dịch H5N1 ở gia cầm, bệnh lở mồm long móng của trâu bò, heo, bệnh heo tai xanh, hoặc bị “rớt giá”, như giá xuất khẩu cá basa, cá tra, giá lúa gạo xuống thấp, làm nông dân thua lỗ. Nhưng sự ứng xử của chính phủ trong thời gian qua còn mang tính chất xử lý tình huống.

Vì vậy rất cần có thể chế quỹ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp đối với từng loại nông sản để nông dân có thể tồn tại và sống bằng nghề nông, vượt qua các rủi ro trong sản xuất do điều kiện tự nhiên và kinh tế gây ra.

Các chủ thể tham gia góp quỹ bảo hiểm sản xuất không phải chỉ có nông dân, mà chủ yếu phải là các doanh nghiệp kinh doanh chế biến, buôn bán nông sản trên thị trường trong và ngoài nước và đương nhiên cần có sự tài trợ của ngân sách nhà nước, nhất là trong giai đoạn hình thành quỹ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp.

b. Quỹ bảo hiểm xã hội (tự nguyện và bắt buộc) cho nông dân.

c. Quỹ bảo hiểm y tế cho nông dân (tự nguyện và bắt buộc).

d. Quỹ giáo dục phổ cập tiểu học miễn phí cho con em nông dân, theo Hiến pháp 1992.

e. Quỹ đào tạo nghề cho thanh niên nông dân trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, và phi nông nghiệp.

f. Quỹ khuyến nông để gia tăng năng lực của nông dân trong việc tự giải quyết có hiệu quả các vấn đề của họ trong sản xuất và đời sống.

g. Quỹ an sinh xã hội cho nông dân bị mất đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và đô thị.

Vấn đề an sinh xã hội cho nông dân bị mất đất trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đô thị hóa đang rất nóng bỏng, bức xúc. Giải quyết không thỏa đáng vấn đề này đã và sẽ ngày càng gây ra xung đột xã hội, ảnh hưởng xấu về nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

h. Quỹ bảo đảm dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.

i. Quỹ trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất cho nông dân.

Việc bảo đảm tính minh bạch và kiểm soát của xã hội, cộng đồng, của Nhà nước, của nông dân trong việc quản lý hoạt động của các quỹ an sinh xã hội là hết sức quan trọng. Cần phát huy tối đa vai trò của kiểm toán độc lập trong việc giúp Nhà nước, cộng đồng và nông dân giám sát việc thực thi của cơ quan và người quản lý các quỹ an sinh xã hội.

Hơn ở đâu hết, phải triệt để chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch trong quản lý các quỹ an sinh xã hội thì mới có thể huy động được mọi tiềm lực của xã hội và người nông dân trong việc hình thành và phát triển các quỹ an sinh xã hội. Mặt khác trong giai đoạn đầu, vai trò của Nhà nước có tầm quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và quản lý các quỹ an sinh xã hội cho nông dân. Trong quá trình phát triển, vai trò của cộng đồng và nông dân sẽ tăng dần đối với sự hình thành, phát triển và quản lý hoạt động của các quỹ an sinh xã hội.

Nhưng trong mọi giai đoạn phát triển, thể chế quản lý các quỹ an sinh xã hội cho nông dân phải quy định rõ ràng, minh bạch, cụ thể sự đóng góp, tham gia của mỗi chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức khác và nông dân…) và sự thụ hưởng (hoàn cảnh, tiêu chuẩn, mức độ hưởng thụ, thủ tục giải ngân…) của mỗi loại đối tượng nông dân. Không thực hiện được điều này, nông dân và cộng đồng, những nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự… sẽ không có niềm tin để tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các quỹ an sinh xã hội. (Hết)

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm