| Hotline: 0983.970.780

Ăn thịt người chết

Thứ Tư 22/02/2012 , 11:58 (GMT+7)

Với bộ tộc Wari, lưu vực sông Amazon, việc ăn thịt đồng loại lại là biểu hiện cao quý nhất về tình yêu và lòng tôn kính đối với người đã khuất.

Tranh thể hiện bộ tộc Wari ăn thịt người
Với bộ tộc Wari, lưu vực sông Amazon, việc ăn thịt đồng loại lại là biểu hiện cao quý nhất về tình yêu và lòng tôn kính đối với người đã khuất. Có nguồn tin cho rằng, đến nay tập tục này vẫn được lén lút thực hiện.

>> Nghi lễ chặt đốt tay
>> Những tập tục ghê rợn: Tục rạch thân ở châu Phi

Ăn thịt kẻ thù và cả… người thân

Dù dưới hình thức nào thì việc nguời ăn thịt người cũng luôn bị coi là vô cùng man rợ. Từ trước đến nay, các nhà nhân chủng học vẫn giải thích rằng, tục ăn thịt người xuất phát từ nhu cầu sinh tồn.

Khi trong bộ tộc có ai chết, đám tang sẽ được tổ chức theo nghi lễ. Điều đặc biệt là đám tang không u buồn hay nặng trĩu mà rất trang nghiêm và kính cẩn. Điều này làm vơi đau thương cho những người thân của người đã khuất.

Ban đầu xác chết được đặt trên một tấm gỗ, bên dưới kê đá. Tộc trưởng sẽ làm lễ rồi cầm dao mổ xác. Thịt người chết được chia cho nhiều người để cùng chia sẻ sự mất mát và sức mạnh của người quá cố cho tất cả mọi người. Tù trưởng được ăn phần não để tiếp nhận trí tuệ của người chết.

Vợ con được chia phần tim để cảm nhận được tình yêu thương vẫn còn mãi trong cơ thể. Thanh niên trai tráng được chia bộ phận sinh dục và tay chân để tiếp nhận được sức mạnh đàn ông, sự nhanh nhẹn và khéo léo của người quá cố. Khi tin rằng cơ thể người thân không mất đi mà tồn tại đồng hành với người còn sống, nỗi đau mất mát sẽ nguôi ngoai.

Theo họ, đất ở khu rừng mưa này quá ẩm ướt, bẩn thỉu, lạnh lẽo và đầy côn trùng. Con cháu sẽ phạm tội bất hiếu nếu đem thân xác của người chết chôn xuống đất bẩn và để thối rữa ở đó.

Linh hồn con người ngự trị ở thân xác, vì vậy việc tiếp nhận xác chết bằng cách ăn thịt là để "giữ mãi linh hồn và trí tuệ của người chết ở thân xác của người sống". Nghi lễ ăn thịt ông bà giúp con cháu có thể lưu giữ mãi mãi hình ảnh của tiền nhân trong mình.

Bộ tộc Wari được ghi nhận là ăn thịt người theo cả hai dạng: ăn thịt của cả kẻ thù lẫn người trong tộc mình. Đối với kẻ thù cũng vậy, chiến đấu và giết được một kẻ thù là một niềm tự hào với mỗi cá nhân. Kẻ thù càng dũng cảm thì niềm tự hào và sự tôn trọng đối với kẻ đó càng lớn.

Lén lút duy trì

Tục lệ Wari cho rằng, điều dằn vặt người chết lớn nhất là nỗi nhớ về trần thế. Vì vậy, cùng với việc ăn thịt, tất cả những thứ liên quan đến người chết như nhà cửa, đồ đạc... đều bị đốt hết, nhằm giúp linh hồn không nhớ về thân xác và các vật dụng của mình nữa. Nhờ đó, người chết có thể yên nghỉ dưới âm phủ (người Wari cho rằng, người chết sẽ về cõi thần tiên ở dưới đất, chứ không phải ở trên trời).

Một số huyền thoại Wari kể rằng, sau khi đã an lạc dưới âm phủ, linh hồn của ông bà vẫn thỉnh thoảng về thăm trần thế. Nếu con cháu gặp khó khăn, linh hồn này sẽ đầu thai thành con chồn mactet (một loài động vật thuộc giống chồn, hay săn bắt sóc, là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho người Wari). Nhằm những lúc con cháu đi săn, chồn "ông bà" sẽ hiện ra làm con mồi, cung cấp thịt, giúp con cháu chống đói.

Từ trước đến nay, các nhà nhân chủng học vẫn giải thích rằng, tục ăn thịt người xuất phát từ nhu cầu sinh tồn. Trong bài đăng trên tạp chí The Journal of Human Evolution, hai nhà khoa học Fernandez- Jalvo và Peter Andrews cho biết: “Một người trong nhóm chết đi và cơ thể đó giúp những người còn lại có được một bữa ăn no mà không phải lao vào nguy hiểm để săn bắn các loài thú. Vì thế khi vào lúc đói khát nhất, những con người này vẫn có thể ăn thịt lẫn nhau”.

+ Tộc người Wari đã từng là một bộ tộc dũng mãnh, sinh sống chủ yếu dựa vào săn bắn. Mỗi khi săn được một con mồi, họ nhanh chóng moi tim con vật để nó được ra đi nhanh chóng. Họ thể hiện sự tôn trọng đối với con vật và khẩn cầu cho sức mạnh của con vật đó không mất đi mà tồn tại, hòa tan trong cơ thể họ.

+ Khoa học ghi nhận ăn thịt đồng loại là một việc khá phổ biến ở một số loài động vật như nhện đỏ - đen, bọ ngựa, chó sói hay bọ cạp. Ở loài người, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho tục lệ ăn thịt người trong một số bộ lạc ở châu Mỹ hay Ai Cập. Khoa học phân chia chúng thành hai hình thức: Enaocannibalism- ăn thịt thành viên của chính nhóm mình; và Exocannibalism- ăn thịt kẻ thù.

Quan điểm khác thì cho rằng, người sống muốn hút sức lực, trí tuệ và lòng dũng cảm của người đã khuất. Hay đơn giản hơn đó chỉ là biểu hiện của thú tính còn sót lại trong bản thân mỗi con người mà thôi.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu về phong tục tập quán của các tộc người tuyệt chủng và sắp tuyệt chủng ở châu Mỹ, nhà nhân chủng học Mỹ Beth A. Conklin, Đại học Vanderbilt, Texas cho rằng: “Nghi lễ ăn thịt người chết của tộc Wari khác hẳn với các quan niệm sai lầm của chúng ta về cái được gọi là tập quán ăn thịt đồng loại của bọn người mọi rợ vùng Amazon”.

“Theo quan niệm của người Wari, uống máu và ăn tim của kẻ chiến bại là tiếp tục duy trì sự sống của đối thủ trong chính cơ thể mình. Lòng can đảm và máu của đối phương sẽ được lưu chảy trong huyết quản của người chiến thắng, khiến họ sẽ ngày càng mạnh hơn”, ông Beth A. Conklin cho biết.

Một số thành viên có tuổi thuộc bộ tộc Wari cho biết, họ vẫn thực hiện các nghi lễ ăn thịt người chết tới cuối những năm 60 của thế kỉ XX, trước khi nó bị cấm hẳn. Tuy nhiên, theo nhà nhân chủng học Conklin, tục lệ này có lẽ vẫn còn được duy trì lén lút đến ngày nay.

Mặc dù hành động của bộ lạc Wari thật khủng khiếp đối với những người văn minh, “nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác, chúng ta cũng có thể cảm thấy họ có những suy nghĩ thật nhân ái”, ông Conklin nói.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm