| Hotline: 0983.970.780

An toàn hồ chứa nước: Lo ngại lớn từ Nghệ An

Thứ Năm 22/08/2013 , 09:05 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An xác nhận: Công tác đảm bảo an toàn cho các công trình hồ chứa nước ở địa bàn tỉnh Nghệ An là rất đáng lo ngại.

Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi Nghệ An, địa phương này đang quản lý tổng cộng 625 hồ chứa nước lớn nhỏ. Trong đó, các công ty TNHH MTV thủy lợi quản lý 59 hồ chứa nước có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên. Các hồ chứa nước còn lại đã được phân cấp cho địa phương cấp huyện và xã trực tiếp quản lý...

THỰC TRẠNG

Ông Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An xác nhận: Công tác đảm bảo an toàn cho các công trình hồ chứa nước ở địa bàn tỉnh Nghệ An là rất đáng lo ngại. Trong các nguyên nhân chính, thứ nhất là phần lớn các công trình hồ chứa nước đã qua nhiều năm khai thác sử dụng (từ 30 đến 40 năm, cá biệt có hồ chứa được xây dựng từ thời Pháp thuộc) nên đều đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Thứ hai là các hồ chứa nước trước đây thường được xây dựng không đồng bộ các hạng mục công trình, lại sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau nên chất lượng không đảm bảo (phần lớn đập đất đắp bằng thủ công, đầm nén kém, nhiều hồ không được xử lý móng ở lòng khe). Một số hồ trong quá trình quản lý được đắp cao chống lũ bằng cách đắp vuốt mái đập làm giảm chiều rộng mặt đập và không đảm bảo mặt cắt theo tiêu chuẩn kỹ thuật; cống lấy nước chủ yếu bằng ống bê tông lắp ghép, cửa cống hầu hết là cửa phẳng, không kín nước; tràn xả lũ phần lớn là tràn bãi, sau được gia cố dần và mở rộng thêm, có tràn phải mở rộng thêm 3 - 4 lần tràn cũ, có tràn trước đây chỉ rộng 4 - 8 m, nay phải mở rộng 25 - 40 m. Hiện nay vẫn còn nhiều hồ sử dụng tràn bãi, quá trình sử dụng bị xói sâu làm giảm dung tích hiệu quả của hồ.


Đoàn kiểm tra của Bộ NN-PTNT kiểm tra hồ Khe Làng (Hưng Nguyên, Nghệ An)

Thứ ba, do thiếu kinh phí nên công tác duy tu, sửa chữa hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu, không đảm bảo an toàn trong mùa lụt bão - ông Hoa xác nhận.

Đánh giá về thực trạng hồ chứa nước tại Nghệ An, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An cho rằng: Ngay cả những hồ chứa nước do nhà nước đầu tư xây dựng, đã được khảo sát, thiết kế theo quy trình, quy phạm kỹ thuật của ngành hiện khả năng phòng lũ lớn vẫn chưa đảm bảo mức an toàn cao. Nhiều hồ chứa chỉ an toàn chống lũ với tần suất P = 3 - 5% hoặc thấp hơn.

Các hồ chứa nước do xã, HTX quản lý (phần lớn được xây dựng trong phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc do dân tự xây dựng) là các hồ nhỏ, dung tích thường dưới 1 triệu m3 nước lại càng thiếu an toàn hơn do công tác quản lý còn nhiều tồn tại như: Việc duy tu, sửa chữa thường xuyên không thực hiện hoặc chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra nên công trình bị xuống cấp, rò nước, tổn thất nước lớn. Nhiều địa phương quản lý nhưng không có hồ sơ công trình, tài liệu thiết kế ban đầu mất mát, thất lạc, không có quy trình kỹ thuật quản lý, công tác đo đạc, quan trắc (quan trắc mực nước lũ, quan trắc lún, xê dịch) thực hiện không đầy đủ.

Mỗi năm tỉnh Nghệ An cấp kinh phí từ 7 đến 10 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa nhỏ các công trình hồ chứa nước, nhưng do số lượng hồ chứa nước quá nhiều nên chỉ mới tu sửa được một số hạng mục công trình trọng yếu, hư hỏng nặng. Cũng vì lý do thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa thường xuyên nên phần lớn hồ chứa nước do địa phương quản lý tại Nghệ An đều đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cao...

Ông Phùng Thành Vinh, Trưởng BQL dự án ngành NN-PTNT Nghệ An trao đổi với PV: Tình trạng hồ chứa nước hiện không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão tại Nghệ An đang chiếm tới 60%, đa số đều nằm trong số đã được phân cấp cho địa phương (cấp xã và HTX) quản lý. Một thực tế lâu nay ai cũng biết là mặc dù được giao quản lý trên dưới 70 hồ chứa nước các loại, nhưng mỗi huyện chỉ có 1 kỹ sư thủy lợi, thậm chí có huyện không có cả biên chế này. Lực lượng cán bộ kỹ thuật chuyên ngành ở cấp xã lại càng thiếu, nên khi công trình xảy ra sự cố thì việc xử lý, ứng cứu hết sức lúng túng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm