| Hotline: 0983.970.780

An toàn thực phẩm năm 2011: Vẫn nhức nhối chuyện rau, thịt

Thứ Hai 26/12/2011 , 09:37 (GMT+7)

“Nếu các đồng chí hỏi, điều gì làm Bộ trưởng trăn trở nhất bây giờ, tôi sẽ nói đó là vệ sinh thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN)” – Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã mở đầu như vậy trong cuộc họp tổng kết công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP...

Năm 2011, “chuyện rau, thịt” vẫn tiếp tục làm đau đầu các nhà quản lí và nhân dân

“Nếu các đồng chí hỏi, điều gì làm Bộ trưởng trăn trở nhất bây giờ, tôi sẽ nói đó là vệ sinh thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN)” – Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã mở đầu như vậy trong cuộc họp tổng kết công tác quản lý chất lượng VTNN và An toàn thực phẩm diễn ra chiều qua (25/12). 

Năm 2011, việc quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm của nước ta được đánh dấu mốc quan trọng với sự ra đời và chính thức có hiệu lực của Luật ATTP từ tháng 7/2011. Theo đó, nhiệm vụ mà Bộ NN-PTNT phải gánh vác để “quản” về chất lượng thực phẩm là vô cùng nặng nề, với việc phải quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm từ khâu SX tới tận bàn ăn của người dân, ở 9 nhóm hàng thực phẩm có nguồn gốc từ nông sản (rau, thịt, sữa, hoa quả…).  

Gần nửa năm Luật ATTP có hiệu lực, tới thời điểm này, Bộ NN-PTNT đã thực hiện được một khối lượng công việc khổng lồ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật ATTP. Cơ bản nhất, đó là tới thời điểm này, bộ khung pháp lí để quản lí 9 nhóm hàng đã được cụ thể hóa thành các Thông tư chi tiết và đã bắt đầu đi vào triển khai áp dụng.  

Trong đó, quan trọng nhất phải kể tới Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT (Thông tư 14) về việc kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở SX, kinh doanh nông lâm thủy sản, VTNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi Bộ NN-PTNT được trao “chiếc gậy” để quản lý chặt về chất lượng nông sản. Hiện tại, đã có 43 tỉnh, thành trên cả nước đang từng bước tiến hành thực hiện Thông tư này… 

Trong khi Luật ATTP đang trong giai đoạn đi “vào guồng” thực hiện, thì báo cáo từ Cục Quản lí chất lượng NLTS (Bộ NN-PTNT) cho thấy, bộ mặt về tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở SXKD NLTS, VTNN theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT cho thấy thực trạng, tỉ lệ cơ sở xếp loại A (loại tốt) rất thấp, trong khi đó loại C (mất an toàn thực phẩm nhất) lại rất cao. Cụ thể, tỉ lệ xếp loại C đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm lên tới gần 40%, cơ sở sơ chế, chế biến rau, quả là gần 60%...

Nhức nhối nhất có lẽ phải kể tới các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Tại nhiều tỉnh, tỉ lệ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn (xếp loại C theo Thông tư 14) lên tới 60 – 70%. Tại cuộc họp hôm qua, đại diện tỉnh Thanh Hóa cho biết có tới hơn 2.000 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ở tỉnh này chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Còn đại diện tỉnh Lạng Sơn “thú thật”: toàn bộ hơn 300 cơ sở giết mổ ở tỉnh này chưa có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn vệ sinh!

Trong khi đó thì tại TP.HCM, vấn đề vệ sinh thực phẩm, mà đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ thịt không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y tuồn vào thị trường thành phố này đang thực sự tạo một sức ép ghê gớm lên vai ngành nông nghiệp địa phương này. Báo cáo của Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết trong năm 2011, trong số gần 7.300 vụ vi phạm về vệ sinh ATTP bị xử lý thì có tới hơn 4.600 vụ vi phạm liên quan đến vệ sinh thú y, với số tiền xử phạt lên tới… 4 tỉ đồng!  

Bộ trưởng Cao Đức Phát:

“Vệ sinh ATTP đang là vấn đề lớn và nhức nhối, liên quan tới cả tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Từ nay đến Tết Nguyên đán, phải tập trung cao độ, quyết chấn chỉnh bằng được đối với vấn đề giết mổ và quản lí thị trường mua bán rau quả. Sang năm 2012, phải tạo được sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động SXKD VTNN, trọng điểm là phân bón, TĂCN và thuốc BVTV”.

Đa số các vụ vi phạm là vận chuyển thịt và sản phẩm từ thịt không xuất xứ, không chứng nhận kiểm dịch… Cá biệt có những trường hợp trong năm 2011 đã vi phạm và bị xử lý tới 8 lần. Đáng ngại nhất là việc vận chuyển “thịt bẩn” đang ngày càng biến tướng ma quái, thay vì đột nhập qua các cảng biển, cảng hàng không thì nay lại tuồn vào TP.HCM qua đường bộ là chủ yếu.  

Trong năm 2011, mặc dù TP.HCM đã có lệnh cấm xe khách, xe tải vận chuyển thịt và sản phẩm từ thịt, nhưng cơ quan Thú y phối hợp với CSGT vẫn “tóm” được tới gần 70 trường hợp “thịt bẩn” tuồn vào TP.HCM trên các xe khách, xe tải.

Tại phía Bắc, tổng hợp của Cục QLCL NLTS cũng cho thấy trong năm 2011, đã có gần 235 tấn thịt gia cầm, phủ tạng gia súc cùng hàng triệu con giống gia cầm nhập lậu trái phép qua biên giới Trung Quốc về Việt Nam bị bắt giữ xử lí, tăng so với năm 2010 gần 7 tấn…

Về rau, năm 2011 tiếp tục là năm khiến người tiêu dùng lo lắng. Theo số liệu báo cáo tổng hợp thì số lượng, tỉ lệ các mẫu rau không đảm bảo an toàn thực phẩm không có chiều hướng giảm đi từ năm 2009 đến nay, thậm chí còn có chiều hướng tăng trở lại. Cụ thể, năm 2011, tỉ lệ mẫu rau không đảm bảo an toàn vẫn lên tới 5,6% (so với năm 2009 là 6,4% và 2010 là 5,3%)…

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất