| Hotline: 0983.970.780

Ấn tượng Lio Thái

Thứ Năm 28/05/2015 , 08:59 (GMT+7)

Chúng tôi đến xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang để tìm hiểu về chương trình bao tiêu sản phẩm của Lio Thái.

Trong khi các Cty phân bón đua nhau SX NPK thì Cty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield (KCN Phan Thiết, Bình Thuận, viết tắt Lio Thái) hơn 12 năm qua luôn trung thành với 2 dòng sản phẩm NPK hữu cơ trung vi lượng Lio Thái (Sư tử Thái) và Lio Thái Gold chất lượng cao.

Chúng tôi đến xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang để tìm hiểu về chương trình bao tiêu sản phẩm của Lio Thái.

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã, ban đầu khi nghe DN phổ biến mô hình trồng lúa sạch, sử dụng phân hữu cơ Lio Thái được bao tiêu sản phẩm cao hơn giá thị trường 20% tại thời điểm thu hoạch, ông thật sự không tin.

Bởi nhiều DN SX phân bón xuống địa phương chủ yếu làm “công tác hội thảo”, giới thiệu sản phẩm mới, sau đó triển khai bán hàng thông qua đại lý cấp 1 và 2 là chính.

“Vì thế bà con ai cũng mừng, lâu nay chỉ quen sử dụng phân vô cơ, phun thuốc hóa học chi phí cao mà môi trường bị ô nhiễm, hạt lúa làm ra lại lo đầu ra”, ông Chiến nói.

Theo đó, Cty sẽ cung ứng phân hữu cơ Lio Thái cùng nhân viên “đồng hành” nông dân chăm sóc đồng ruộng theo quy trình bón sau: Lần 1: 7 - 10 ngày sau sạ 17 kg Lio Thái Gold/1.000 m2; Lần 2: 20 -22 ngày, 17 kg/1.000 m2; Lần 3: 40 - 43 ngày sau sạ, 13 kg/1.000 m2; Lần 4: Khi lúa đã trổ được 30% (gọi là rước hạt) bón 3 kg/1.000 m2.

Tổng cộng 50 kg/1.000 m2, tức 500 kg/ha (tương đương 10 bao phân Lio Thái - Sư tử Thái).

Vẫn theo ông Chiến, sau khi vụ lúa ĐX 2014-2015 kết thúc, 9 hộ nông dân ở ấp Bình Chơn tham gia chương trình đều đạt năng suất 10 tấn/ha trở lên, bán cho Lio Thái được 5.880 đ/kg, trong khi giá lúa thị trường cùng thời điểm chỉ có 4.900 đồng, cao gần 1.000 đ/kg nên ai nấy đều rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Hoạnh ở ấp Bình Chơn, trồng 2,8 ha lúa nói: “Lúc vào chương trình, bà con còn bỡ ngỡ bởi hợp đồng trả tiền sau 5 ngày cân lúa, mà “bệnh” của nông dân là muốn lấy tiền ngay.

 Tuy nhiên, nông dân cũng có tiếng bởi đây là mô hình mới nhất ở An Giang hiện nay, trước đây đã có mô hình SX lúa sạch GlobalGAP ở 4 huyện Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn nhưng không có bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ 20% như của Lio Thái”.

"Vậy khi chưa vào chương trình của Lio Thái, ông bón phân vô cơ số lượng bao nhiêu/ha?", tôi hỏi.

"Trước đây, tôi trồng giống lúa Jasmine 85, mỗi vụ bón từ 400 - 450 kg phân vô cơ. Vào chương trình, bón 500 kg hữu cơ Lio Thái nhận thấy năng suất đều tương đồng đạt trên 10 tấn/ha.

Từ khi triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp, đến nay đã có hàng chục hộ nông dân trồng mía ở huyện Bến Cầu và Châu Thành đăng ký tham gia chương trình sử dụng phân bón hữu cơ Lio Thái - Sư tử Thái của Cty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield.

Nhưng vấn đề ở đây là bảo vệ sức khỏe người trồng lúa vì không sử dụng thuốc hóa học; bảo vệ các loài thiên địch và không gây ô nhiễm môi trường; cải tạo đất sau nhiều năm sử dụng phân hóa học; đầu ra ổn định, lợi nhuận cao", ông Hoạnh đáp.

Ông Lê Văn Đìa trồng 3,2 ha nhận định: “Tôi sử dụng phân Lio Thái từ 4 năm trước, nhận thấy so với phân vô cơ thì cây lúa phát chậm hơn nhưng giữ được màu lá, bụi rễ phát triển mạnh, cứng cây, cứng lá, ít đỗ ngã, hạn chế sâu bệnh. Trong giai đoạn đâm bông thì bông to, dài nên lúa chắc hạt, thương lái thích mua".

Th.S Châu Bá Bình, Cty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield  chia sẻ, chương trình mới thực hiện vụ ĐX 2014-2015 với tổng diện tích hơn 20 ha, sản lượng đạt 203 tấn, năng suất trên 10tấn/ha. Tiền thu mua là 1,1 tỷ đồng, tiền hỗ trợ thuốc sinh học cho nông dân là 86 triệu.

09-57-36_h1
Một buổi lễ trao quỹ chương trình bảo hiểm nông nghiệp cho bà con của Cty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield

“Trong việc cung ứng sản phẩm, Cty sử dụng chính sách một giá. Đối với Lio Thai Gold, NPK 18-3-3+15% hữu cơ + trung vi lượng, giá bán đến tay nông dân là 640.000 đ/bao 50 kg; còn Lio Thái NPK 14,5-0-1,01+15% hữu cơ + trung vi lượng có giá 495.000 đồng. Tất cả các đại lý đều phải bán đúng theo giá Cty đưa ra”, Th.S Bình nhấn mạnh.

Được biết, Lio Thái còn triển khai chương trình bao tiêu sản phẩm ở các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Long An, Cần Thơ. Trong đó, riêng TP Cần Thơ là 100 ha ở huyện Cờ Đỏ.

“Cùng với chương trình bảo hiểm nông nghiệp mà chúng tôi triển khai từ năm 2014 thì bao tiêu sản phẩm cũng là một chương trình tiên phong của DN, đây là “tuyên ngôn” nhằm giúp bà con nông dân hướng đến SX thị trường nông sản sạch, không tạp chất, không hóa chất, đạt năng suất và chất lượng cao, qua đó họ cũng yên tâm khi sử dụng phân hữu cơ Lio Thái.
Tới đây những nông dân sử dụng phân Lio Thái trên lúa có ký thỏa thuận với Cty sẽ được hỗ trợ giá 50 đ/kg lúa. Tăng dần mỗi vụ 50 đ/kg. Đến vụ thứ 6 là 300 đ/kg”, ông Trần Anh Hòa, Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield.

Điều đáng nói là, ngoài chương trình bao tiêu sản phẩm nói trên, từ năm 2014 Cty còn đưa ra chương trình bảo hiểm nông nghiệp với kinh phí hỗ trợ bằng tiền mặt và phân bón lên tới hàng tỷ đồng, với mục đích hỗ trợ và chia sẻ với bà con nông dân khi bị mất mùa do thiên tai, dịch bệnh, sai sót kỹ thuật khi sử dụng phân Lio Thái.

Theo quy định, khi nông dân mua phân Lio Thái, nếu bị thất thu do các nguyên nhân kể trên thì Cty sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại để hỗ trợ, cụ thể ở mức cao nhất (SX mất trắng) sẽ được nhận 1 bao phân, 220.000 đồng tiền giống, 200.000 đồng tiền chi phí sinh hoạt; còn nếu thất thu 50% thì hưởng 50%.

"Căn cứ cơ sở nào mà Cty hỗ trợ cho bà con nông dân bị thiệt hại, chẳng hạn việc trao quỹ chương trình bảo hiểm nông nghiệp với tổng số tiền mặt và phân bón gần 500 triệu đồng cho 99 hộ nông dân thuộc 6 khu vực huyện, xã của tỉnh Cà Mau vào năm 2014 vừa qua?", tôi hỏi.

"Cty thành lập đội bảo hiểm phối hợp cùng đại lý và nông dân đi giám định diện tích thất thu, sau đó sẽ đưa ra phương án hỗ trợ. Trong năm 2014, Cty đã trích hơn 3 tỷ đồng quỹ bảo hiểm nông nghiệp để hỗ trợ hơn 1.000 bà con nông dân bị thiệt hại ở các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, Long An", ông Hồ Anh Kiệt, Trưởng phòng Kỹ thuật Cty TNHH Phân bón hữu cơ Greenfield nói.

Tại tỉnh Tây Ninh, vụ mía ĐX 2014-2015 lần đầu tiên Lio Thái triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp trên cây mía.

Ông Nguyễn Văn Lũy, đại lý cấp 1 ở xã Long Phước, huyện Bến Cầu, là người tiên phong làm “cầu nối” giữa Lio Thái với người trồng mía, bởi ngay tại xã Long Phước đã có trên 400 ha mía, hầu hết nông dân bón phân vô cơ với định mức khoảng 1 tấn/ha.

“Để thấy được hiệu quả của việc bón phân Lio Thái, Cty thỏa thuận với nông dân được chọn 2 ha trong cùng điều kiện đất đai, giống mía. Trong đó, 1 ha bón phân Lio Thái và 1 ha bón phân khác để so sánh.

Nếu năng suất và chữ đường của 1 ha bón phân Lio Thái thấp hơn đối chứng thì Cty sẽ đền bù chênh lệch. Ngoài ra, người trồng mía khi tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ được Cty hỗ trợ như người trồng lúa”, ông Lũy nói.

Xem thêm
Mong ước gửi gắm vào 50 con gà giống

THỪA THIÊN - HUẾ 50 con gà giống cùng thức ăn, kỹ thuật được hỗ trợ hy vọng giúp gia đình chị Nguyễn Thị Hằng ở Kim Đôi, Quảng Thành, Quảng Điền có khởi đầu kinh tế tốt.

Dịch vụ cấp cứu cho... thú cưng

Nhiều người tại TP.HCM không còn ngỡ ngàng với chiếc xe cấp cứu không giống với hầu hết những xe cấp cứu khác, đó chính là xe cấp cứu dành riêng cho thú cưng.

Tưới tiết kiệm - giải pháp đột phá

Tưới tiết kiệm đang là một trong những giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là ở Tây Nguyên.

Bình luận mới nhất