| Hotline: 0983.970.780

Ăn uống thay đổi số phận

Chủ Nhật 04/12/2016 , 14:55 (GMT+7)

Đầu đông 2016, tôi có dịp gặp ông Huỳnh Hữu Trân, một trong những người thực hành thực dưỡng lâu nhất Việt Nam, trong chuyến hội ngộ những người thực dưỡng ở Đà Nẵng.

Ông Huỳnh Hữu Trân, sinh năm 1942, đã theo thực dưỡng từ năm 1968 cách nay gần 50 năm. Ông tự chữa lành bệnh yếu sinh lý, tinh trùng loãng và tam bạch đản cùng nhiều bệnh khác như sốt rét 20 năm, loét dạ dày cả chục năm, sạn thận hơn 5 năm, gan yếu, thiếu máu bằng môn gạo lức. Ông đang ở tại địa chỉ 463 Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.

10-23-12_trng-27
Ông Huỳnh Hữu Trân
 

Tự chữa lành bệnh yếu sinh lý và tinh trùng loãng trong 3 năm

Lúc đó ông Huỳnh Hữu Trân là giáo viên và đã quen bà xã 7 năm rồi nhưng không cưới được vì ông đang mang bệnh nặng là tinh trùng loãng và yếu sinh lý. Ông đã đi chữa trị nhiều nơi nhưng không có kết quả. Một giáo viên, chứ không phải là tu sĩ, mà không thể có vợ được là đau khổ biết dường nào.

Người khác có thể không có con được nhưng vẫn có khả năng sinh lý vợ chồng, còn ông không có cả hai cái luôn. Ông gặp được phương pháp thực dưỡng và hứa hẹn với người yêu thêm 3 năm nữa. Đây là nguyên nhân quyết liệt buộc ông phải ăn gạo lức. Lúc này ông đang làm hiệu trưởng của một trường ở Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên.

Ông nói: “Nếu chữa trị thành công thì cưới còn không thì không thể cưới”. Ông bắt đầu ăn gạo lức và ăn theo số 7 (chỉ ăn gạo lức với muối mè) 3 năm liên tục. Ăn theo số 7 đã khó mà ăn kéo dài như ông là cực kỳ khó. Cho đến bây giờ ông là một trong vài người ở Việt Nam ăn theo số 7 ba năm liên tục. Tiên sinh Ohsawa nói: “Cách ăn số 7 là cấp ăn cao nhất, đơn giản nhất, dễ nhất và khôn ngoan nhất”.

Sau mấy tháng ăn gạo lức ông sụt cân rất nhiều. Lúc đó hiếm người hiểu về thực dưỡng nên kẻ nói ra người nói vào làm cho ông hạn chế gặp bạn bè. Ông bỏ ngoài tai những lời bình phẩm của những người xung quanh. Ba năm trôi qua và may mắn là ông trời không phụ lòng người thành tâm và kiên nhẫn, ông Trân chữa lành hẳn chứng hiếm muộn của mình.

Nhờ gạo lức mà ông không thất hứa với người yêu. Ông đã “rước nàng về dinh” đúng như hẹn ước và trong niềm hạnh phúc vỡ òa sau 10 năm yêu nhau. Hạnh phúc một lần nữa nhân lên khi người vợ sinh đứa con trai đầu lòng sau ngày cưới một năm. Rồi hai năm sau, ông có thêm một người con gái kháu khỉnh nữa.
 

Kiên trì chữa lành chứng tam bạch đản trong 10 năm

Niềm vui tưởng chừng như trọn vẹn thì ông Trân lại phát hiện mình đang bị một bệnh trầm trọng hơn nữa, đó là chứng tam bạch đản. Người bị tam bạch đản có đôi mắt lộ thêm phần trắng bên dưới tròng đen, tức hai bên và phía dưới tròng đen đều lộ tròng trắng (tam bạch, 3 phần trắng) khi nhìn thẳng. Đối với người khỏe mạnh, tròng trắng nằm ở hai bên tròng đen rất cân đối.

Người bị tam bạch đản không chỉ cơ thể bị bệnh hoạn, mà cả tinh thần và tâm lý cũng bị nguy kịch nữa, nghĩa là toàn bộ cơ cấu đều mất quân bình trầm trọng dễ đưa đến tai nạn hoặc cái chết thảm khốc. Ông Trân nói: “Thường người bị tam bạch đản có niềm đam mê rất lớn, nếu hướng thượng họ là vĩ nhân, nếu hướng hạ họ là ác nhân, giết người hàng loạt. Đặt biệt, họ thường chết bất đắc kỳ tử”.

Trong lịch sử có nhiều người mắc bệnh tam bạch đản và nhận cái chết bi thảm như tổng thống Kennedy, Ngô Đình Diệm, nhà văn Ernest Hemingway, Mahatma Gandhi, Adolf Hitler... Theo ông Ando, một chuyên gia thực dưỡng người Nhật, hai nhà bác học Albert Einstein và Robert Oppenheimer (cha đẻ bom nguyên tử) đều mắc chứng tam bạch đản.

Ông Huỳnh Hữu Trân là một trí thức đọc nhiều sách vở của đông tây kim cổ, trong đó có sách về Phật pháp và thực dưỡng của tiên sinh Ohsawa. Ông nói: “Theo tướng học, tôi chết năm 34 tuổi và đang mắc bệnh tam bạch đản nữa, tôi hiểu được rằng khó giữ được mạng sống. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu về trật tự vũ trụ: “có thủy có chung” (có bệnh thì sẽ hết), “đức năng thắng số” và theo đạo Phật có thể cải nghiệp được”.

Ông quyết tâm thay đổi số mệnh của mình và hai đứa con nhỏ của ông cũng là động lực để ông phải sống. Về ăn uống, ông thực hiện ăn nghiêm ngặt từ số 4 (70% gạo lức và 30% rau củ) đến số 7, tuyệt đối không ăn thịt cá nữa. Về tinh thần ông sống thuận theo trật tự vũ trụ và thực hiện vô ngã, giữ tâm thanh tịnh và hành thiền hàng ngày.

Ông Huỳnh Hữu Trân, nói khi ăn thực dưỡng được 6 năm, bệnh lúc lặn lúc lên, nhất là lúc tâm bị rối loạn bệnh lên liền. Năm đó, ông đã chuyển về làm hiệu trưởng của một trường cấp 2 ở Quảng Nam. Trong trường có một thầy tính khí ngang ngạnh, thường xuyên vi phạm nội quy, muốn dạy thì dạy, muốn nghỉ thì nghỉ.

Ông đã nhiều lần giải quyết hậu quả của thầy giáo này gây ra. Có khi ông phải đích thân đứng lớp dạy thay hoặc điều giáo viên khác dạy thế vì thầy giáo này nghỉ dạy mà không báo trước. Chính vì vậy mà ông sinh bực bội, làm tâm rối loạn. Nên ông đã bị tai nạn xe cộ, gây nứt sọ não, tai ra máu, miệng ra máu, ói cả lít máu, tay trái bị gãy.

Ông được đưa đến bệnh viện để cấp cứu và chụp phim rồi, nhưng ông cương quyết xin về. Lúc đó bà xã ông là y tá cho bệnh viện phải làm giấy cam đoan xin về và không truyền, không tiêm một giọt thuốc nào. Khi về nhà ông tự chữa trị bằng cách áp dụng thêm các trợ phương của thực dưỡng như áp nước gừng, dán cao khoai sọ, trà tương tamari, ăn cháo gạo lức rang.

Tay bị gãy nhưng ông không chịu bó bột, mà về tự kéo ra tự chữa. Sau một tháng ông hoàn toàn bình phục. Tại nạn “thập tử nhất sinh” này rơi đúng vào năm ông 34 tuổi, tuổi của định mệnh. Ông nói: “Nếu không theo thực dưỡng, không hành pháp Phật, chắc tôi khó giữ mạng sống. Nhờ đó, mà chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Tôi phải mất 10 để chữa lành tam bạch đản”.

Cho đến bây giờ ông vẫn giữ cách ăn từ số 4 đến số 7, tuyết đối không ăn thịt cá. Ông sống theo trật tự thể của vũ trụ, lấy kinh điển Phật giáo và lấy vô thường, vô ngã làm gốc. Nhờ nhiều năm luyện “vô ngã” nên ông không biết giận là gì, không phân biệt ta với người, nghèo với giàu...

Ông nói trong cuộc sống ta có thể sử dụng thủ thuật như một phương tiện, nhưng tuyệt đối không sử dụng thủ đoạn. Sử dụng thực dưỡng là một thủ thuật. Ông nói mình không khôn hơn Tạo Hóa đâu, mọi việc đã có Tạo Hóa sắp xếp, phận mình phải giữ cho tâm thanh tịnh như hai câu thơ do ông cảm tác: “Sống giữa trần gian quên thế sự/ An nhiên để mặc cảnh đời xoay”.

Có khi ông cũng bày tỏ chút tâm sự: “Ta lang thang giữa cuộc đời cát bụi / Chốn hồng trần ai hiểu bước ta đi”. Ông rất tâm đắc câu nói của Tiên sinh Ohsawa: “Nếu tôi truyền phương pháp thực dưỡng cho bạn mà bạn chỉ chữa những bệnh về vật chất mà không cải tiến về mặt nhân sinh quan, tức quan niệm sống, thì phương pháp này bỏ đi”.

Hiểu được lợi ích của thực dưỡng và muốn mọi người cùng biết để áp dụng, ông đã đi diễn thuyết nhiều nơi về thực dưỡng. Ông còn hướng dẫn cho nhiều người ăn gạo lức để chữa lành các bệnh nan y như tâm thần, ung thư, tiểu đường, bệnh hủi... Ông chia sẻ một kinh nghiệm quý báu là gạo lức rang rất tốt cho những bệnh nan y mang tính “âm” này. Ông nói thực dưỡng không chỉ chữa bệnh mà có thể cải nghiệp theo như thuyết của nhà Phật.

(Kiến thức gia đình số 47)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.