| Hotline: 0983.970.780

[Ảnh]: Chiến dịch giải cứu phi công trên sa mạc của quân đội Mỹ

Thứ Sáu 30/09/2016 , 19:45 (GMT+7)

Khi phi công bị bắn rơi trong các cuộc xung đột trên toàn cầu hiện nay, quân đội Mỹ phải thực hiện các phương án giải cứu được lên kế hoạch từ trước.


Sứ mệnh giải cứu phi công được tiến hành ngay sau khi chỉ huy quân đội Mỹ xác nhận có máy bay bị rơi trong lãnh thổ địch và phi công cần được giải cứu. Ảnh : USMC.

 


Nhiều quân chủng được huy động và đề xuất các phương án giải cứu, mỗi phương án đều được lên kế hoạch đến từng chi tiết.
Trong khi đó, đội giải cứu cũng được thành lập, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ. Trong ảnh, một đội lính dù tham gia giải cứu chuẩn bị cho một nhiệm vụ mô phỏng. Ảnh: USAF.

 


Trong trường hợp không biết chính xác vị trí phi công gặp nạn, một đội máy bay trinh sát sẽ được triển khai để tìm kiếm, thường là bay đến khu vực và sử dụng các thiết bị cảm biến đề rà soát các dấu hiệu. Ảnh: USAF.

 


Nếu máy bay trinh sát không thể hoạt động vì yếu tố thời tiết, hoạt động của địch và các yếu tố khác, bộ binh được triển khai trên thực địa để tìm kiếm. Ảnh: USMC.

 


Đội cứu hộ tiếp cận khu vực tìm kiếm bằng nhiều cách, kể cả nhảy dù. Ảnh: USAF.

 


Sử dụng trực thăng thả quân cứu hộ là phương án phổ biến nhất. Trong ảnh, các quân nhân trong đội giải cứu đang đu dây tiếp đất. Ảnh: US Air National Guard.

 


Gần đây, trực thăng lai V-22 Osprey được sử dụng ngày càng nhiều trong sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn nhờ ưu thế tốc độ nhanh và dễ hạ cánh trong các không gian chật hẹp. Trong ảnh, một lính Mỹ cảnh giới khi trực thăng V-22 Osprey hạ cánh. Ảnh: USMC.

 


Khi phát hiện đội cứu hộ ở gần, phi công gặp nạn sẽ ra hiệu bằng cách sử dụng các phương thức liên lạc theo hiệp đồng trước đó. Trong ảnh, một quân nhân bị thương sử dụng đèn hiệu chemlight để ra hiệu cho các lính thủy quân lục chiến đang hạ cánh trong bụi mờ. Ảnh: USMC.

 


Đội cứu hộ triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh và cảnh giới địch trong quá trình giải cứu.
Đội ngũ quân y tham gia sứ mệnh giải cứu sẽ chẩn đoán thương tích và sơ cứu khẩn cấp cho các phi công gặp nạn. Ảnh: USMC.

 


Sau đó, các thành viên nhanh chóng lên máy bay để di tản trước khi địch xuất hiện. Ảnh: USAF.

 


Khi phi công gặp nạn ở những khu vực trực thăng không thể hạ cánh, đội cứu hộ sẽ mang theo tời và các trang bị khác để sơ tán. Ảnh: USAF.

 


Trực thăng quay trở về căn cứ để quân nhân gặp nạn được chữa trị và quay lại đơn vị hoặc được đưa về nước để chữa trị thêm. Ảnh : US Air National Guard.

(Theo: WRTM, VnExpress)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.