| Hotline: 0983.970.780

[Ảnh]: Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm cầu mong mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn

Chủ Nhật 12/02/2017 , 13:24 (GMT+7)

Khác với các lễ hội khác, lễ hội Ná Nhèm có nét độc đáo, các lễ vật là những loại cây giống và đặc biệt hơn còn có “tàng thinh - mặt nguyệt” (tượng trưng cho cơ quan sinh sản người nam và nữ) - linh vật sinh thực khí.

Ngày 11/2 (tức ngày 15 tháng Giêng), huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã tổ chức lễ hội Ná Nhèm tại xã Trấn Yên. Lễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, thờ Đức vua Miêu Tĩnh và Đức vua Cao Quyết, gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa,trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên.

Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội cầu mùa, mong ước các đức vua, các thánh thần cùng phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn. Khác với các lễ hội khác, lễ hội Ná Nhèm có nét độc đáo, các lễ vật là các loại cây giống và đặc biệt hơn còn có “tàng thinh - mặt nguyệt” (tượng trưng cho cơ quan sinh sản người nam và nữ) - linh vật sinh thực khí.

Ông Hoàng Văn An – ông mo cửa đình làng Mỏ lí giải: Lý do chọn lễ vật này là do ngày xưa vùng đất này có ít người nên dân làng bàn nhau phải làm “tàng thinh - mặt nguyệt” để cúng, về sau, trong vùng người dân sinh sản ra rất nhanh toàn là con trai. Các loại cây giống như cây ngô, cây lúa... cầu để mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no.

Theo bà Hoàng Thị Vân – Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết: Tại Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lễ hội Ná Nhèm được tổ chức vào ngày 23/11/2016, các nhà khoa học đã khẳng định và chứng minh Tàng Thinh Mặt Nguyệt ở trong lễ hội Ná Nhèm cũng là tín ngưỡng phồn thực và có từ trước và lễ vật cung tiễn năm nay.

Trải qua 50 năm gián đoạn, lễ hội lễ hội Ná Nhèm xã Trấn Yên với lễ vật cung tiễn “tàng thinh – mặt nguyệt” được phục dựng từ năm 2012 cho đến nay đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong vùng và du khách với các sắc thái đặc trưng riêng, mang đậm âm hưởng của lễ hội truyền thống, của lễ nghi tiểu vùng văn hóa Bắc Sơn.

10-34-27_nh-1
Tàng thinh được chuẩn bị trước trong đình làng Mỏ. Các hoạt động cúng bái được thực hiện trong đình để cung tiễn linh vật
 

10-34-27_nh-2
Sau khi các nghi lễ được thực hiện trong đình làng, kiệu thánh được rước từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn làm lễ.

 

10-34-27_nh-3
Những người đi hội Ná Nhèm lần đầu tiên không khỏi ngạc nhiên bởi những người thanh niên trai làng tham gia hội phải bôi nhọ lên mặt. Việc bôi nhọ lên mặt thể hiện hình dạng của bọn giặc Tài Ngàn khi còn sống. Bởi họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng hồn ma giặc và không con ma nào biết ai đã diễn lại sự thất bại của chúng trước dân làng mà về bắt, gây tai họa và dịch bệnh.

 

10-34-27_nh-4
Diễn tả lại tích trò sỹ nông công thương trong suốt quãng đường từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn

 

10-34-27_nh-5
Đi sau kiệu rước là màn múa kiếm của trai làng diễn lại trận đánh giặc Tài Ngàn

 

10-34-27_nh-6
Tàng thinh năm nay không sơn hồng mà quét vecni để lọ rõ những đường vân gỗ, kích thước nhỏ hơn so với tàng thinh màu hồng năm 2016

 

10-34-27_nh-7
Mặt nguyệt là biểu tượng cho sinh thực khí nữ. Khi khi 2 linh vật giao hòa tạo sự sinh sôi nảy nở, sự bình an trong cuộc sống.

 

10-34-27_nh-8
Cây vạn tuế và các loại cây khác như ngô, lúa cũng là những lễ vật cúng tiễn mong một ngày mùa bội thu

 

10-34-27_nh-9
Hàng nghìn người dân đổ về xem hội rất đông. Họ rất thích thú với màn rước Tàng thinh

 

10-34-27_nh-10
Các linh vật được rước đặt dưới chân núi Miếu Xa Vùn để làm lễ

 

10-34-27_nh-11
Các cụ bà tuy đã lớn tuổi nhưng rất háo hức đi xem hội. Bà Bế Thị Tĩnh (84 tuổi) cho biết: “năm nào tôi cũng đi lễ để cầu mùa và cầu mong sức khỏe. Đi hội rất vui, năm nào tôi cũng đi hội và cầu may nên người khỏe khoắn, cầu mùa chắc chắn lắm, bằng lòng lắm”

 

10-34-27_nh-12
Người dân và du khách đến thăm lễ hội tới gần tàng thinh để sờ lấy may và chụp ảnh kỷ niệm

 

10-34-27_nh-13
Các tiết mục văn nghệ trong lễ hội làm cho không khí trở nên sôi nổi và tiêu biểu là màn hát then thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc Tày.

 

10-34-27_nh-14
Trong lễ hội người dân tộc xã Trấn Yên mang những hàng hóa vốn sẵn của mình như các loại cây rừng làm thuốc để bán.

 

10-34-27_nh-15
Người dân và du khách đến với lễ hội Ná Nhèm không chỉ xem hội mà còn cầu may, cầu bình an cho một năm mới an khang thịnh vượng.

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giây phút kinh hoàng qua lời kể của nạn nhân sống sót ở Xi măng Yên Bái

Một đêm dài vừa trải qua với các nạn nhân sống sót sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, họ kể lại câu chuyện trong nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.