| Hotline: 0983.970.780

Antracol 70WP giúp khắc phục lúa chậm phát triển

Thứ Sáu 01/04/2011 , 08:30 (GMT+7)

Để khắc phục tình trạng cây lúa sau khi cấy bị chậm phát triển kèm theo các triệu chứng bệnh hại khác, chúng tôi khuyến cáo bà con một số cách giải quyết như sau:

Hiện nay nhiều diện tích cấy lúa vụ đông xuân các tỉnh phía Bắc cây lúa bị cằn cỗi, chậm phát triển kèm theo triệu chứng bệnh nghẹt rễ, vàng lá, thối rễ. Nhiều vùng bị hại nặng cây lúa đã bị thối chết.

Mặc dù đang vào thời kỳ đẻ nhánh nhưng trên nhiều diện tích, cây lúa đã mất khả năng đẻ nhánh hoặc bị kéo dài vì vậy ảnh hưởng lớn đến năng suất về sau nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.

Một số nguyên nhân chủ yếu sau:

1- Do nhiệt độ thấp, đặc biệt đợt rét lại từ trung tuần tháng 3/2011. Ở thời kỳ mạ cây lúa gặp rét nặng, rét hại đã yếu ớt, bị chết hoặc sinh trưởng kém, nhiều diện tích phải gieo lại. Sau đó đến thời kỳ lúa hồi xanh - đẻ nhánh cây lúa lại tiếp tục ở trong tình trạng gặp nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày dưới 15oC nên bộ rễ lúa rất khó phát triển, thường mất màu trắng chuyển sang màu nâu đen, thối chết, do mất khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng nên lá lúa còi cọc, vàng lá, mất khả năng đẻ nhánh.

2 - Do đất ruộng lúa bị thiếu oxy kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau (tình trạng yếm khí, đất tích tụ nhiều khí độc, ngộ độc hữu cơ, đất úng hoặc quá chặt…).

3- Do đất thiếu một số nguyên tố khoáng, đặc biệt thiếu nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++). Kết quả nhiều công trình nghiên cửu ở các nước cho thấy, hầu hết đất trồng lúa và rau màu của nhiều nước trong đó có nước ta đều thiếu kẽm, một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển và tính chống chịu của cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng.

Để khắc phục tình trạng cây lúa sau khi cấy bị chậm phát triển kèm theo các triệu chứng vàng lá, nghẹt rễ, thối chết rễ và các triệu chứng bệnh hại khác, chúng tôi khuyến cáo bà con một số cách giải quyết như sau:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 65 ra ngày 01/04/2011)

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất