| Hotline: 0983.970.780

Bà chủ bắt Osin ăn chất thải bị đề nghị truy tố

Thứ Ba 20/03/2012 , 08:52 (GMT+7)

Cảnh sát xác định, hành vi bắt người giúp việc ăn phân, dội nước nóng vào người của bà chủ nhà Trần Thị Tuyết Minh là phạm tội hành hạ, cố ý gây thương tích,...

Cảnh sát xác định, hành vi bắt người giúp việc ăn phân, dội nước nóng vào người của bà chủ nhà Trần Thị Tuyết Minh là phạm tội hành hạ, cố ý gây thương tích, cần xử nghiêm trước pháp luật.

Hai tháng sau khi vụ hành hạ dã man người giúp việc già ở phường Kim Mã, Hà Nội bị phát hiện, cảnh sát Ba Đình, Hà Nội đã hoàn tất điều tra, đề nghị cơ quan công tố cùng cấp truy tố bà Trần Thị Tuyết Minh (48 tuổi, Kim Mã, quận Ba Đình) các tội danh cố ý gây thương tích, hành hạ người khác. Nạn nhân là bà Phạm Thị Phương (59 tuổi, huyện Ứng Hòa), người giúp việc cho gia đình bà Minh.

Kết quả điều tra cho thấy, trung tuần tháng 9/2011, sau 2 tuần giúp việc cho gia đình bà Minh với mức lương 1,5 triệu mỗi tháng, bà Phương bị cho là lười biếng, chậm chạp, ăn vụng đồ lễ thờ. Bà Minh thường xuyên đấm, đá, ghè đầu người giúp việc vào tường.

Bà Minh tại cơ quan điều tra

Khoảng tháng 10/2011, thấy bà Phương ăn vụng bánh trên bàn thờ, lấy tiền lẻ mua mì tôm, bà Minh bắt nạn nhân bới thùng rác ăn phân của cháu mình. 2 tháng sau, bà chủ này ép người giúp việc vào phòng tắm, dội nước nóng 60 độ C lên người giúp việc già gây bỏng nặng.

Ngày 2/1/2012, lấy lý do bà Phương ăn vụng, chủ nhà bắt người giúp việc ăn 200 gram ớt cay. Phát hiện bà Phương giấu ớt xuống gầm giường, bà Minh buộc người giúp việc phải ăn hết khiến bà này bị bỏng rộp miệng.

Ngày hôm sau, thấy vết bỏng của bà Phương không thuyên giảm, bà Minh gọi xe ôm chở bà Phương ra bến xe về quê. Vụ hành hạ dã man người giúp việc của bà Minh bị phát hiện sau đó.

Hiện bà Phương sức khỏe đã ổn định. Việc bồi thường dân sự được hai bên tự thỏa thuận.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm