| Hotline: 0983.970.780

"Bà đỡ" nông dân đất Mũi

Thứ Sáu 11/07/2014 , 08:11 (GMT+7)

Vốn để chuyển đổi cây trồng và đóng tàu vươn khơi đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nông dân tỉnh Cà Mau.

Ông Lý Nam Hải (ảnh), GĐ Agribank Cà Mau đã có cuộc trao đổi với NNVN về chính sách ưu đãi, hỗ trợ của ngân hàng nhằm kích cầu SX.

08-27-37_ong-ly-nm-hi-gd-nh-nn-c-mu

Chuyển đổi cây trồng ở ĐBSCL là chủ trương lớn của Chính phủ và Bộ NN-PTNT. Với vai trò "bà đỡ" của nông dân, Agribank Cà Mau có biện pháp hỗ trợ gì? 

Cà Mau chủ yếu chuyển đổi những vùng trồng lúa không hiệu quả sang nuôi tôm với các hình thức như nuôi thâm canh, quảng canh, công nghiệp… Công cuộc chuyển đổi thực hiện hơn 10 năm qua và Agribank Cà Mau đã đóng góp không nhỏ vào thành công đó.

Hiện Agribank Cà Mau dành 60% số tiền trong tổng số dư nợ 6.600 tỷ đồng, phục vụ chuyển đổi ở vùng Nam Cà Mau. Số dư nợ này phần lớn hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm truyền thống, kém hiệu quả sang nuôi quảng canh cải tiến, nuôi công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn. Một phần đầu tư cho các trại giống, cơ sở thức ăn nhằm phục vụ SX đạt lợi ích cao nhất.

Đề án chuyển đổi của tỉnh đạt hiệu quả cao. Năm 2013, kim ngạch XK của Cà Mau đạt 1.050 triệu USD, chủ yếu là XK thủy hải sản, nhờ vùng chuyển đổi nuôi tôm để XK. Thu nhập của người dân ở vùng chuyển đổi được tăng từ 2 - 3 lần so với trước, đây là mơ ước nhiều năm nay. Đời sống của bà con không ngừng được nâng cao.

Agribank Cà Mau tự hào đồng hành cùng nông dân và sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi SX theo chủ trương quy hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Chính sách của Agribank Cà Mau hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu vươn khơi được thực hiện ra sao, thưa ông?

Để khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (năm 1997), được sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Agribank Cà Mau đã cấp tín dụng hơn 300 tỷ để ngư dân khắc phục hậu quả, trong đó dành hơn 220 tỷ để đóng mới và nâng cấp hơn 750 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên.

Song, do nhiều lý do khác nhau, bà con chỉ trả được nợ vay với tỉ lệ rất nhỏ, dẫn đến ngân hàng không thể thu hồi vốn tái đầu tư, chính vì vậy những năm gần đây số vốn đầu tư cho nghề khai thác biển không còn nhiều như trước.

Tuy vậy, trong ba năm gần đây, Agribank Cà Mau vẫn luôn đồng hành cùng ngư dân, cho họ tiếp tục vay vốn để vươn khơi nhằm cải thiện đời sống với số tiền hơn 60 tỷ đồng. Chúng tôi cho vay vốn để mua sắm ngư cụ, sửa chữa tàu thuyền và hỗ trợ đóng 2 tàu mới với số vốn 1,4 tỷ đồng.

Kế hoạch năm 2014, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ngư dân bám biển với số tiền cho vay khoảng 20 tỷ đồng. Đối với các hộ có kinh nghiệm đánh bắt, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng trả nợ, chúng tôi luôn sẵn sàng đầu tư cho vay.

Agribank Cà Mau và nông dân có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Vậy ngân hàng có chính sách ưu đãi gì giúp bà con SX?

Agribank Cà Mau có quan hệ với khoảng 80.000 hộ dân trong tỉnh, trong đó hầu hết là các hộ ở nông thôn, vì vậy chúng tôi luôn có những chính sách ưu đãi cho nông dân đầu tư SX. Cà Mau là tỉnh nông nghiệp còn chậm phát triển, đời sống kinh tế còn khó khăn nên chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi hết mức đối với nông dân.

Hiện tại chúng tôi kinh doanh gần như hòa vốn,  trong khi ngân hàng nhận tiền gửi lãi suất trả 7 - 8%, mà lãi suất cho vay chỉ 8%; chênh lệch lãi suất không đáng kể, ngoài ra còn ưu đãi thời gian vay tùy theo đối tượng.

Ngoài ra ngân hàng còn rất nhiều biện pháp ưu đãi khác. Các hộ dân vay vốn phát triển SX được vay đến 50 triệu đồng không cần phải thế chấp hay thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Chúng tôi đang trình lên cấp trên xem xét, và sắp tới con số này có thể tăng lên cho vay 100 triệu đồng/hộ, không cần áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay.

Về thủ tục cho vay có thể nói là nhanh gọn và đơn giản nhất có thể, chỉ cần làm đơn xin vay (giấy đề nghị vay) và mang theo sổ đỏ đến ngân hàng, nếu đủ điều kiện theo quy định sẽ được xem xét, giải quyết ngay.

Ngay cả khi người dân làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn, bằng nhiều biện pháp Agribank Cà Mau sẽ hỗ trợ hết mức nếu có thể.

Trước tiên chúng tôi cần tìm hiểu nguyên nhân, do chủ quan hay khách quan, tại sao lại không có khả năng trả nợ, nguyên nhân có hợp lý hay không và đưa ra giải pháp để giải quyết như cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả; ưu tiên trả nợ gốc trước trả lãi sau; miễn giảm lãi; cho cơ cấu lại nợ, cho vay mới để tái đầu tư SX.

Đối với SX tôm, nếu có rủi ro do khách quan (thiên tai, dịch bệnh) hiện có chính sách mới là cho khoanh nợ không cần trả lãi, thời gian khoanh tối đa 3 năm.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.