| Hotline: 0983.970.780

Bà già độc thân sống trong đói nghèo, bệnh tật

Thứ Sáu 15/06/2012 , 11:59 (GMT+7)

“Tôi ước sao có bàn chân giả để đi lại chăm sóc cho mảnh vườn sau nhà đã bị bỏ hoang bấy lâu nay là tôi mãn nguyện rồi ” – đó lời nói nghẹn ngào của bà Chun khi tâm sự với chúng tôi...

Hằng ngày bà Chun chỉ còn biết trông cậy vào sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng

“Tôi ước sao có bàn chân giả để đi lại chăm sóc cho mảnh vườn sau nhà đã bị bỏ hoang bấy lâu nay là tôi mãn nguyện rồi ” – đó lời nói nghẹn ngào của bà Chun khi tâm sự với chúng tôi về nỗi buồn khổ cực cuộc đời bà.

Bà Kiều Thị Chun sinh năm 1952, ở xóm 3, thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Hai lần xây dựng hạnh phúc gia đình là hai lần bà chịu nhiều nỗi đau đớn rằng buộc.

Người chồng đầu do bố mẹ gả ép chưa được bao lâu, bà đành phải ra về bởi sự tàn ác dã man của người chồng, lúc đó bà mới tròn 20 tuổi.

Đến năm bà 38 tuổi, khi mà cuộc sống của mọi nhà vẫn vang vọng trong êm đềm hạnh phúc, bà cũng lại có những ước muốn khát khao về một tổ ấm gia đình dành cho riêng mình. Và nỗi niềm mong ước mong manh ấy cũng đã đến trong bà vào một ngày không xa nhưng lại nghiệt ngã thay cho số phận của bà, thêm một lần cập đò là thêm một lần thứ hai đầy trái đắng. Mặc dù hai vợ chồng đã ăn ở với nhau có được đứa con chưa đầy 8 tháng, chồng bà vẫn nhẫn tâm đuổi bà ra đi khỏi nhà trong khi đứa con thơ dại vẫn đang thời kỳ trứng nước.

Nuốt đắng vào trong lòng, bà khăn áo một mình ẵm đứa con “đỏ hỏn” về quê rồi nhờ người thân, làng xóm dựng cho một căn nhà nhỏ, để có được chỗ chui ra chui vào cho hai mẹ con.

Rồi cũng kể từ ngày ấy hai mẹ con bà cơm mắm, cơm muối sống những quãng ngày tạm bợ cho đến lúc người con gái của bà trưởng thành.

Đã nghèo khổ, bà lại mắc phải căn bệnh tiểu đường từ năm 2007, mọi sinh hoạt cá nhân đều do chị Tình (con bà) chăm sóc. Do căn bệnh tiểu đường ăn mòn theo từng giai đoạn mà nửa chân trái của bà đã phải cưa bỏ vào năm 2009. Khổ nhất cho bà vào năm 2010, chị Trần Thị Tình con gái bà lại lập gia đình ở tỉnh Hải Dương, nên năm ba bữa chị với về thăm mẹ được một vài lần. Cuộc sống bệnh tật của bà cũng từ đó không còn ai chăm sóc, một mình bà bắt đầu lủi thủi sống trong nghèo đói và nước mắt.

Nói đến đây bà rưng rưng: “Tôi cực thân lắm, biết lấy gì để mà sống qua ngày đây! Cơm muối cũng chả có đủ mà ăn, ốm đau bệnh tật thì nó cứ hành hạ liên miên. Trong nhà không có lấy nổi một đồng, một bạc nào để mua thuốc cả. Hằng đêm chỉ còn biết nằm vật vã một mình mà khóc thôi”.

Quả thực đã quá giờ trưa rồi vậy mà bà chỉ có vẻn vẹn một niêu cháo hoa nguội lạnh từ lâu, để giành lại cho bữa ăn chiều. Nhìn vào niêu cháo hoa được bà cất kỹ trong góc nhà, khiến chúng tôi không khỏi bùi ngùi, mặn đắng vị nước mắt. Cơ thể tật nguyền như vậy, khó khăn lắm bà mới làm được các công việc nhỏ nhặt thường ngày. Đôi mắt lại mờ lòa, bệnh tình ngày một chiều hướng xấu đi, nhiều lúc bà vô vọng không còn thiết sống với kiếp người không mong đợi này.

“Nhiều đêm nằm vẩn vơ một mình, nước mắt nước mũi cứ đầm đìa ra thôi. Nhớ con Tình lắm! Từ ngày nó đi lấy chồng thi thoảng nó mới về thăm tôi được. Từ đây sang Hải Dương cũng không bao xa nhưng hoàn cảnh vợ chồng chúng nó cũng nghèo, lại bận chuyện con cái nữa, nên ít thời gian về thăm mẹ được” – Bà Chun nghẹn ngào nói. Cuộc sống của bà giờ đây chỉ còn biết trông cậy vào hai sào rưỡi ruộng cho khoán, mỗi sào là 40 kg. Tất cả chừng đó không đủ được những ngày cơm đạm bạc. Cái đói, cái lạnh nỗi hiu quạnh vẫn hằng đêm xăm xỉa vào bà trong căn nhà lạnh vắng.

Bác Nguyễn Thị Linh, một người thân hàng xóm, chia sẻ: “Bà Chun sinh ra trong gia đình đông anh em, nhưng lại là con bà hai nên anh em họ hàng cũng không có mấy ai nhòm ngó tới. Bản thân chúng tôi là hàng xóm láng giềng thấy tình cảnh của bà như vậy luôn động viên giúp đỡ. Người góp gạo, người giúp bà ít thức ăn vực bà những ngày tháng bần hàn”. Trò chuyện với chúng tôi, bà Phạm Thị Miên, bí thư chi đội thôn Trần Thương cho biết: “Trường hợp bà Chun thuộc diện khó khăn nhất của xã. Bà sống đơn độc một mình, bệnh tật thì nan y, ngay mảnh đất mà bà đang ở cũng là anh em cho ở nhờ. Biết hoàn cảnh bà khổ sở là vậy, chi bộ chúng tôi cũng đã làm đơn kiến nghị gửi lên huyện mong sao bà được hưởng chế độ trợ cấp Nhà nước mà vẫn còn đang chờ xét duyệt”.

Chia tay bà bà chúng tôi ra về, đôi bàn tay run rẩy của bà cứ siết chặt lấy lòng bàn tay chúng tôi như muốn gửi gắm nhắn nhủ điều gì đó. Cuộc sống bệnh tật của bà giờ đây rất cần nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ. ĐT; 0710.3845431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất