| Hotline: 0983.970.780

Bà lão nghèo tật nguyền, sống độc thân

Thứ Sáu 30/11/2012 , 09:37 (GMT+7)

Dời thành phố Phủ Lý, chúng tôi tìm về nhà bà Xuyền ở đội 9, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam, hỏi thăm đến tình cảnh của bà không ai là không biết.

Hàng ngày bà Xuyền lê lết ngoài vườn nhặt nhạnh từng chiếc lá rụng để lấy đồ đun cho những “bữa cơm trắng”

“Đợt vừa qua tôi nằm ngủ sợ lắm, tưởng bão nó đã quật đổ được căn nhà này rồi. Nghe gió rít liên hồi, trên nóc nhà thì bị tốc lên từng viên ngói một, lúc ấy tôi chỉ muốn cố choài người ra khỏi giường nhưng chân đau lê lết không nổi”… - Bà Trần Thị Xuyền (SN 1955) đội 9, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam tâm sự trong nước mắt.

Dời thành phố Phủ Lý, chúng tôi tìm về nhà bà Xuyền, hỏi thăm đến tình cảnh của bà không ai là không biết, một cô trong thôn lắc đầu cho hay: “Cơ cực lắm, già yếu lại bệnh tật phải sống một mình các anh ạ”, còn mấy đứa trẻ đang chơi bi ở ngay giữa đầu cổng làng cũng vội chen ngang góp lời “ Tìm về nhà bà Xuyền ếch hả chú… !”

Mồ côi mẹ khi 3 tháng tuổi

Cạnh cái miếu nhỏ là ngôi nhà bà ở, phía ngoài tường bong tróc ra thành từng mảng, chúng tôi gọi năm ba câu không thấy bà thưa liền tự ý mở cổng vào thì chứng kiến được một cảnh tượng thật thương cảm: Ở cuối góc vườn, một bà lão tóc ngả bạc đang mải “lê lết” nhặt nhạnh từng chiếc lá rụng để gom đầy vào một chiếc bao tải rộng. Sở dĩ bà làm như vậy là lấy đồ đun cho bữa cơm chiều nay.

Hỏi ra mới biết, bà chính là người chúng tôi cần tìm. Bà khổ từ thời trứng nước, vốn sinh ra bị dị tật bẩm sinh, 3 tháng tuổi thì mồ côi mẹ, bố đi bước nữa. Trên bà có người chị gái là Trần Thị Xuyến. Gia đình bà ngày ấy tuy nghèo nàn, nhưng đổi lại rất hạnh phúc. Không bao lâu sau tai họa ập tới khiến người bố mắc phải căn bệnh nan y phải từ giã cõi đời sớm. “Ngày Bố tôi mất, ba mẹ con (mẹ kế và hai chị em) chỉ còn biết đùm bọc vào nhau, kiếm rau cháo ăn qua ngày cho đến khi chị gái trưởng thành đi lấy chồng xa, nhà chỉ còn lại có hai mẹ con ở”.- Bà tâm sự. Đôi chân tật nguyền của bà chưa được ngày nào đứng vững. Hàng ngày cô bé Xuyền phải bò lê, tập tễnh ngồi như ếch, chỉ có thể tham gia đỡ đần giúp mẹ vào các công việc nhỏ nhặt. Thời gian thấm thoát trôi qua, dưới bàn tay chăm sóc người mẹ kế hiền lành (không con), bà trưởng thành. Nhắc đến tuổi thanh xuân, đôi mắt mờ đục của bà lại cứ khóc, khiến đôi bàn tay lem luốc gầy yếu quyệt ngang lau nước mắt cũng phai nước đất...

Chúng tôi hỏi quãng thời gian ấy bà có khát khao mơ về một mái ấm gia đình không? Bà nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi mong mỏi lắm nhưng tàn tật thế này thì ai lấy, ai cho mình hạnh phúc làm mẹ hả chú. Thân mình còn chưa lo nổi, huống chi là nghĩ đến chuyện kiếm con. Có mong ước cũng chỉ là mong ước”.- Bà nhạt nhòa nói.

Số phận đẩy bà đến bờ vực thẳm. Người mẹ yêu thương duy nhất còn lại cũng mất. Mẹ mất, bà không biết dựa dẫm vào ai, người chị gái thì đi lấy chồng xa, họa chăng năm ba bữa mới về thăm em được một vài lần, thêm nữa gia cảnh nghèo túng không giúp được gì cho bà cả.

Giấc mơ bữa cơm có thịt

Gần 20 năm qua, bà sống cô độc, mờ lòa, dáng người ếch trong căn nhà cũ kĩ. Đến ngày hôm nay bà gắng gượng sống được như vậy là nhờ có những người hàng xóm tốt bụng giúp đỡ, họ mua rau cho gạo vực bà dậy qua ngày. “Hôm nào nhận được số tiền trợ cấp 180.000 đồng, có đồng tiền tôi cố gắng lê ra đầu cổng nhờ mọi người mua rau giúp cho. Còn không thì vẫn là của mọi nhà cho. Đấy, bữa tối hôm kia, lâu lắm tôi mới được ăn miếng thịt vịt của cô Linh tốt bụng hàng xóm mang sang. Ngon quá! Tôi không dám ăn hết mà phải để dành lại cho bữa sau”- bà cười hóm hỉnh kể.

Chỉ tay ra bể nước, bà bảo: Ngày xưa chưa có nó bà vẫn phải thường xuyên “lê lết” sách can ra đường để xin nước, nhưng từ khi xây được bể nước, bà dùng thoải mái. Bà khoe vụ vừa rồi bán được 300 nghìn tiền nhãn may mắn có được đồng tiền mua thuốc và mua thêm 2 con gà nuôi cho chúng đẻ trứng ăn dần, song lớn lên lại thành gà trống nghĩ mà tiếc.

Bà mắc bệnh huyết áp thấp, viêm khớp, đôi mắt dần trở nên mù lòa. Ngán ngẩm khổ nhất là vào mùa đông khiến bà bò lê quanh vườn rên rỉ đau đớn, nhiều khi chân tay chảy máu co quắp thâm tím lại vì rét buốt. “Năm ngoái có một đêm tôi bị tụt huyết áp người ngất lịm đi lúc nào không hay biết. Sáng ra mọi người đi chợ ghé vào hỏi xem có mua gì, nhưng gọi mãi không thấy tôi thưa. Biết chuyện không lành xảy ra mọi người vội phá cửa vào đưa tôi đi cấp cứu, may sao kịp thời” – Bà nhớ lại.

Hiện tại bà đang nợ số tiền gần 10 triệu đồng do ngày trước vay làm nhà. Với số tiền lớn như vậy, suốt cuộc đời này bà không dám mơ đến một ngày trả được. Ước mơ của bà bây giờ là sớm trả được khoản nợ “khổng lồ”.

Ông Trần Đình Phước, trưởng thôn đội 9, xã Ngọc Lũ cho biết: “Ở đây có khổ nhất là trường hợp bà Xuyền. Ngày qua ngày lo cái ăn, nhà cửa thì dột nát. Mới đây địa phương cũng đã tu sửa lại ngôi nhà cho bà, nên đã khắc phục được bước ban đầu. Do chính quyền xã khó khăn nên chỉ hỗ trợ được như vậy. Mong sao các nhà tài trợ giúp đỡ, để cuộc sống của bà đỡ kham khổ hơn.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm