| Hotline: 0983.970.780

Bà Rịa - Vũng Tàu dồn sức 'giải khát' cho đồng ruộng

Thứ Năm 08/12/2016 , 08:53 (GMT+7)

Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã tăng cường đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng. Nông dân chủ động nguồn nước tưới tiêu, nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập...

Sản xuất 2-3 vụ/năm

Theo Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT, do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino, tình hình nắng hạn trong mùa khô 2015-2016 diễn ra gay gắt làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Do vậy, ngay từ đầu mùa khô năm nay, ngành nông nghiệp BR-VT đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc điều tiết nước tưới tại các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vụ xuân 2016.

10-27-04_nh-1
Tuyến kênh chính dẫn nước từ hồ Sông Ray về phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân các huyện
 

Những năm trước đây, vào mùa khô ở các xã Suối Rao, Đá Bạc (huyện Châu Đức) luôn bị thiếu nước, việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Để có nước, bà con nông dân phải bỏ hàng chục triệu đồng khoan giếng hoặc bơm nước từ hồ Suối Giàu. Bên cạnh đó, hàng tháng người dân còn tốn mấy triệu đồng tiền dầu và điện bơm nước.

Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, khi hệ thống kênh chính, kênh cấp I dẫn nước từ hồ Sông Ray được đầu tư xây dựng, nước được dẫn về tận những vùng đất gò cao giúp cho việc canh tác thuận lợi hơn rất nhiều. Gần 700ha đất sản xuất trên địa bàn xã, trong đó 500ha cây trồng ngắn ngày và 200ha tiêu, cà phê… được bảo đảm đủ nước tưới quanh năm. Qua đó, người dân trên địa bàn xã có thêm điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nông dân Hoàng Văn Hợp, thôn 2, xã Suối Rao, nhà cạnh tuyến kênh chính, phấn khởi: Gia đình tôi về đây ở từ khi chưa có tuyến kênh, lúc đó cuộc sống khó khăn lắm. Hầu như hộ nào cũng phải sắm máy nổ và kéo đường ống dài cả cây số để bơm dẫn nước từ đập Suối Giàu về nhà, chủ yếu dùng cho sinh hoạt, còn sản xuất rất hạn chế. Từ ngày có tuyến kênh, gia đình đã phát triển kinh tế vườn, trồng tiêu cho thu nhập khá cao.

Ông Phạm Xuân Núi, Chủ tịch UBND xã Suối Rao dẫn chúng tôi xuống cánh đồng xem thực tế các hệ thống kênh, cho biết: “Tuyến kênh dẫn nước từ đập Sông Ray về đã giúp bà con canh tác rất thuận lợi. Có nước, dân trồng tiêu và các loại cây ăn trái, đời sống khá hẳn”.

10-27-04_nh-2
10-27-04_nh-3
Niềm vui của người dân Châu Đức khi có đủ nước phục vụ sản xuất
 

Ông Lê Văn Tám, Phó Chủ tịch HND xã Phước Hội (huyện Đất Đỏ), cũng cho hay, do địa hình xã là vùng đất gò nên lượng nước rất khan hiếm. Mỗi năm, người dân trong xã chỉ có thể canh tác được 1 vụ lúa vào mùa mưa. Từ khi tuyến kênh N7 kết nối với nguồn nước từ hồ Sông Ray hoàn thành, bà con có thể canh tác 2 vụ/năm, có nơi đạt 3 vụ/năm. Lượng nước tưới bảo đảm, năng suất cây trồng nâng hẳn lên, thu nhập người dân ổn định hơn.
 

Cần mở thêm kênh nội đồng

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh BR-VT có 53 công trình thủy lợi, đê, kè, gồm: 28 hồ chứa (tổng dung tích trữ nước 316,3 triệu m3), 9 đập dâng, 3 kênh tiêu úng, 4 kênh ngăn mặn, 1 đê ngăn lũ, 4 kè biển, 1 kè sông, 2 trạm bơm, 1 công trình neo đậu tránh trú bão.

Các công trình thủy lợi này cung cấp nước để sản xuất 20.412ha đất nông nghiệp toàn tỉnh, tiêu úng cho 3.262ha, ngăn lũ cho 600ha và bảo vệ 11 ngàn hộ dân cư xung quanh. Riêng hồ chứa nước Sông Ray với trữ lượng hơn 120 triệu m3, sau đợt phục vụ sản xuất nông nghiệp mùa khô 2016 vừa qua, vẫn còn gần 100 triệu m3.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng thiếu nước cục bộ, từ năm 2011 đến nay, tỉnh BR-VT đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng kiên cố hóa 329km/481,12km kênh chính, kênh cấp I, mương nội đồng, trong đó có 80% kênh chính. Hiện, Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kênh Hòa Bình - Phước Tân từ huyện Châu Đức qua huyện Xuyên Mộc, với chiều dài hơn 20km. Khi hệ thống kênh này hoàn thành sẽ góp phần bảo đảm lượng nước tưới cho khoảng 3.000ha trên địa bàn huyện Xuyên Mộc; đồng thời bổ sung nước cho hồ Sông Hỏa nhằm cung cấp nguồn nước tưới cho người dân.

10-27-04_nh-5
Các tuyến kênh phụ đang phát huy hiệu quả
 

Theo ông Phạm Xuân Núi, việc đầu tư mở các tuyến kênh kéo nước từ Sông Ray về trên địa bàn xã Suối Rao đang phát huy hiệu quả rất tốt cho vùng bán sơn địa cuối nguồn. Tuy nhiên, với ba tuyến kênh phụ gồm N1, N3, N5 mới chỉ đáp ứng phục vụ được khoảng 20% diện tích sản xuất nông nghiệp. Còn lại nông dân vẫn đang phải tự khoan giếng lấy nước sản xuất và sinh hoạt. Do vậy, cần tỉnh đầu tư nối dài thêm các tuyến kênh phụ để dẫn vào các khu dân cư.

Trao đổi với NNVN, ông Vũ Văn Lợi, Trưởng phòng Quản lý nước Trung tâm Quản lý, khai thác các công trình thủy lợi tỉnh BR-VT cho biết: “Để phát triển nối dài thêm các tuyến kênh N1, N3, N5, tỉnh đã phê duyệt dự án, nhưng hiện đang giải quyết công tác đền bù. Nếu hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ phục vụ tưới thêm được 1.420ha sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Đức”.

Theo ông Lợi, đến nay lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Châu Đức đã tăng, nông dân có thể bơm từ giếng quanh năm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Còn lại với địa bàn huyện Đất Đỏ chỉ cần đầu tư kênh cấp 2 nội đồng nối vào hệ thống kênh chính và kênh cấp 1 Sông Ray sẽ đáp ứng tốt cho sản xuất. Như vậy hệ thống thủy lợi đang được tiếp tục hoàn thiện khép kín, sẽ “giải khát” cho toàn bộ đồng ruộng xưa nay vốn luôn bị thiếu nước vào mùa khô. Đời sống sinh hoạt của nông dân cũng được cải thiện rất nhiều khi có đủ nguồn nước…

“Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão BR-VT, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã hoàn thành công trình hồ Sông Ray và 67km kênh chính, kênh cấp I dẫn nước về các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Châu Đức.

Tuy nhiên, hệ thống kênh cấp II, cấp III và kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh để tiếp nhận nước từ hồ Sông Ray, dẫn đến tình trạng khô hạn cục bộ ở một số vùng trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các công trình thủy lợi hiện có. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hệ thống kênh nội đồng dẫn nước từ sông Ray; đẩy mạnh kiên cố hóa các hệ thống kênh mương do địa phương quản lý; đồng thời triển khai thực hiện đề án nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi cũng như đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi tỉnh, phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm