| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến cải thiện môi trường đầu tư

Thứ Sáu 30/12/2016 , 09:45 (GMT+7)

Trong chuyến thăm và làm việc tại Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã biểu dương những mặt đạt được trong 20 năm tái lập tỉnh Bắc Kạn...

Trong chuyến thăm và làm việc tại Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã biểu dương những mặt đạt được trong 20 năm tái lập tỉnh Bắc Kạn, đồng thời gợi mở nhiều giải pháp để Bắc Kạn phát triển toàn diện hơn nữa trong những năm tới cho tương xứng với tiềm năng của địa phương, nhằm làm tốt việc nâng cao đời sống người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thuộc nơi chiến khu cách mạng năm xưa...


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 20 năm tái thành lập tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: Mạnh Tuấn).
 

Chiều ngày 29/12, Đoàn công tác của Chính phủ, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu, đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Bắc Kạn về tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Báo cáo với Đoàn công tác, ông Lý Thái Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết; Năm 2016, tổng giá trị gia tăng trên địa bàn (GRDP) đạt 5.785 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch, tăng 6,33% so với năm 2015. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng 2,08%; khu vực công nghiệp- xây dựng cơ bản tăng trưởng 6,61%; khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,1%; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 26,6 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với năm 2015, đạt 100% kế hoạch...

Điểm nhấn của Bắc Kạn những năm gần đây là đẩy mạnh trồng rừng; riêng năm 2016, toàn tỉnh trồng mới được 7.023 ha rừng, đạt 100,33% kế hoạch. Đến hết năm 2016, tỷ lệ che phủ thảm thực vật rừng đạt 70,8%, nằm trong tốp những tỉnh có tỷ lệ rừng tốt nhất cả nước...

Mặc dù nông lâm nghiệp phát triển vững chắc, thu ngân sách nhà nước luôn tăng trưởng trong suốt 20 năm tái lập (từ 1/1/1997-1/1/2017), giúp cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên 15 lần so với lúc khởi điểm năm 1997, nhưng do khó khăn về nguồn thu ngân sách, đến nay mức thu mới đạt trên 500 tỷ đồng, xếp diện thấp nhất cả nước.


Một góc Trung tâm thành phố Bắc Kạn hôm nay (Ảnh: Mạnh Tuấn)
 

Hiến kế tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Kạn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế bền vững, sát với điều kiện thực tế địa phương như; Cần tập trung phát triển nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để nâng cao đời sống người dân, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tuy gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, nhưng tỉnh Bắc Kạn đã làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng đầu nguồn của sông Cầu. Do đó, Trung ương cần có chính sách đầu tư, ưu đãi tương xứng với những địa phương như Bắc Kạn.

Khi đánh giá về thế mạnh của Vườn Quốc gia Ba Bể, sức hấp dẫn của vùng ATK huyện Chợ Đồn, cùng tài nguyên rừng sẵn có; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định tiềm năng phát triển du lịch của Bắc Kạn, bởi số lượng khách du lịch đến Bắc Kạn nhiều hơn dân số của tỉnh. Đồng thời chỉ đạo địa phương phải làm tốt công tác bảo vệ, trồng rừng, kiên quyết không phá rừng để khai thác khoáng sản.

Để Bắc Kạn nhanh phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bắc Kạn xây dựng kế hoạch bảo vệ chăm sóc và phát triển rừng với các đề án cụ thể, đặc biệt là lưu giữ rừng đầu nguồn khu vực sông Cầu. Đối với du lịch, Phó Thủ tướng đề nghị Bắc Kạn rà soát lại quy hoạch du lịch Ba Bể, trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Ba Bể để khai thác mạnh mẽ hơn tiềm năng của khu này. “Nếu có quy hoạch được, mới có thể kêu gọi được nhà đầu tư chiến lược, có điều kiện phát triển các doanh nghiệp vệ tinh đầu tư vào tỉnh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đã đề nghị Bắc Kạn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến cải thiện môi trường đầu tư và cải cách hành chính, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp bởi có phát triển được doanh nghiệp, mới tăng thu ngân sách. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng tiếp thu những ý kiến, kiến nghị có cơ sở của địa phương để sớm đưa Bắc Kạn phát triển nhanh, bền vững.

Dưới đây là một số hình ảnh về Lễ Kỷ niệm 20 năm Tái lập tỉnh Bắc Kạn:


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao Huân Chương Độc lập hạng Nhất cho tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: Mạnh Tuấn).
 


Ông Nguyễn Văn Du – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn đã phát biểu cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhiều thế hệ cán bộ, lãnh đạo ở Trung ương đã dành sự quan tâm, sẻ chia và động viên, giúp đỡ kịp thời đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua (Ảnh: Mạnh Tuấn).
 


Đông đảo khách mời cùng cán bộ, nhân dân đã đến dự sự kiện 20 năm tái lập tỉnh, tại sân Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn (Ảnh: Mạnh Tuấn).

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm