| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Mập mờ đấu giá gỗ quí rừng Đin Đeng

Thứ Tư 09/06/2010 , 09:40 (GMT+7)

Gần đây, dư luận tỉnh Bắc Kạn nóng lên sau vụ đấu giá lại lần thứ 2, đối với 63,90m3 gỗ quí hiếm (gỗ nghiến tròn, thuộc nhóm IIA) tại khu rừng núi đá Đin Đeng, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông...

* Dùng “nội qui” loại bớt đối thủ

PV-NNVN đang trao đổi sự việc với ông Hoàng Văn Xuân – Hạt trưởng KL huyện Bạch Thông

Gần đây, dư luận tỉnh Bắc Kạn nóng lên sau vụ đấu giá lại lần thứ 2, đối với 63,90m3 gỗ quí hiếm (gỗ nghiến tròn, thuộc nhóm IIA) tại khu rừng núi đá Đin Đeng, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông. PV NNVN đã lặn lội hàng trăm km vào rừng sâu núi thẳm Đin Đeng để tìm hiểu sự việc.

Sau khi được UBND huyện Bạch Thông giao quản lý và tổ chức bán đấu giá tài sản (là tang vật vụ án phá rừng) bao gồm 63,90m3 gỗ nghiến tại khu rừng Đin Đeng (đây là khu rừng núi đá có nhiều gỗ quí hiếm của tỉnh), Hạt Kiểm lâm Bạch Thông đã ký hợp đồng uỷ quyền cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá (TTDVBĐG) thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn tổ chức bán đấu giá số gỗ này. Tuy nhiên, một điều bất bình thường là để bán được số gỗ “như ý”, Hạt Kiểm lâm Bạch Thông đã soạn hẳn một “Nội qui đấu giá” gồm 5 Điều cụ thể, trong đó Điều 1 đã ấn chỉ rõ “người tham gia đấu giá phải là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được tham gia đấu giá nếu đủ điều kiện”.

Cũng tương tự như vậy, tại Điều 2 còn thêm những qui định bắt buộc và vô lý hơn ở chỗ “các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhu cầu mua gỗ, có phương án khai thác được UBND huyện Bạch Thông và Hạt Kiểm lâm Bạch Thông chấp thuận trước khi tham gia đấu giá, việc khai thác chỉ sử dụng người tại địa phương”.

Như vậy, khách hàng muốn tham gia đấu giá hãy cứ “vắt chân lên cổ” mà chạy cũng không thể kịp xây dựng phương án khai thác hoàn hảo, cũng như đi xin những chữ ký xác nhận, để đủ điều kiện tham gia đấu giá. Cũng từ nội qui đấu giá “nội bộ” này của Hạt Kiểm lâm Bạch Thông, những cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh Bắc Kạn chỉ cần có phương án khai thác được duyệt, thì chẳng cần đấu giá đã loại được các đối thủ mạnh ở ngoài tỉnh.

Hơn nữa, từ lúc thông tin rộng rãi về việc bán đấu giá, đến khi tiến hành đấu giá chỉ có mấy ngày, người nào có trong tay phương án được duyệt, ắt phải thông thạo về huyện Bạch Thông lắm. Cũng chính từ việc tự làm khó mình, mà phương án khai thác của cả 3 nhà tham gia đấu giá lại lần 2 vào ngày 19/4/2010, chỉ được huyện Bạch Thông chấp thuận…bằng miệng. Khi đã nhận hồ sơ từ Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, TTDVBĐG- Sở Tư pháp Bắc Kạn đã tổ chức đấu giá lần đầu vào ngày 9/1/2010, nhưng không hiểu vì sao không đạt kết quả, nên phải đấu giá lại lần 2 vào ngày 19/4/2010.

Ông Lường Tiến Đồng - PGĐ Sở Tư pháp Bắc Kạn cũng không nhất trí việc ban hành riêng một Nội qui đấu giá, khi ông nói “trong đấu giá tài sản, không cần phải có nội qui, qui chế riêng như vậy, việc đẻ ra nội qui đấu giá này là do Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông”.

Có một điều lạ, cả người bán và người mua gỗ lần 2 này đều chấp nhận “ước lượng” số gỗ khoảng 63,90m3, bởi trong Điều 5 của “Nội qui đấu giá” số gỗ này cũng để “cửa thoát” cho các bên rất rõ “Trường hợp khi giao gỗ tròn tại hiện trường cho người trúng đấu giá không đủ như đã chào bán đấu giá thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền tương đương số tài sản giao thiếu nhân với giá đã trúng giá. Trường hợp tài sản thu hồi vượt định mức so với kết quả trúng đấu giá thì người mua tài sản phải nộp tiền bổ sung tương đương số tài sản vượt nhân với giá đã trúng đấu giá”.

Với kiểu đấu giá mập mờ như vậy, người nào trúng vụ đấu giá nơi rừng sâu núi đỏ thế này, muốn làm thế nào cho đủ hay vượt là tuỳ thuộc vào "tài năng" của họ. Vì trong thực tế, người mua cũng chẳng hề biết rõ số lượng, chất lượng gỗ đang nằm ở góc nào trên rừng Đin Đeng, còn lực lượng kiểm lâm cũng chẳng dám chắc gần hai năm qua số gỗ này có bị bốc hơi ít nào không? Nhưng theo cách hiểu thông thường của người dân, đã là gỗ tang vật vụ án thì phải có hồ sơ đo đếm cẩn thận, niêm phong theo qui định, đằng này cứ để chúng “thi gan cùng tuế nguyệt”, rồi hư hỏng, mất mát cũng chẳng ai hay mới là điều khó hiểu.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm