| Hotline: 0983.970.780

Bác sống mãi trong tôi

Thứ Sáu 29/08/2014 , 09:34 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đình Sơn, 84 tuổi, từng là cận vệ của Hồ Chủ tịch suốt 12 năm từ khi Bác còn ở Chiến khu Việt Bắc đến khi Người cùng Đảng và Chính phủ về Thủ đô Hà Nội.

Hiện nay, ông Sơn sống tại số nhà 14/42 khối Lam Sơn 1, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa).

Mặc dù được tiếp xúc với ông lần này là lần thứ 2 nhưng chúng tôi vẫn không hết ngạc nhiên khi được nghe ông kể lại rành mạch những kỷ niệm sâu sắc của đời mình, với tư cách là một người lính cận vệ, luôn được vinh dự tháp tùng Bác trong những chuyến công cán cách đây  ngót 70 năm.

Khoảng cuối năm 1953, khi thấy chàng trai Nguyễn Đình Sơn nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh và rất giỏi võ thuật, các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã quyết định điều lên chiến khu làm liên lạc dẫn các đoàn khách đến làm việc với Trung ương Đảng và Bác Hồ. Nhờ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao nên ông Sơn được ông Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Bộ Công an) giao thêm nhiệm vụ bảo mật, phòng gian tại Chiến khu Việt Bắc.

Sau Hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954, trong đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Đình Sơn là một trong số những cận vệ của Bác Hồ.

Trở về Hà Nội được gần một năm, khoảng tháng 2/1955, ông được biên chế vào Cục Cảnh vệ (Bộ Công an).

Suốt những năm tháng được sống bên Người, ông Nguyễn Đình Sơn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình nên ông đã 4 lần được tặng Huy hiệu Bác Hồ và một số phần thưởng cao quý khác.

Năm 1964, vợ ông Sơn ở quê lâm bệnh nặng rồi qua đời. Bà để lại cho ông 3 người con thơ dại nên ông Sơn đành phải làm đơn xin chuyển về công tác tại Ty Công an Thanh Hoá để có điều kiện chăm sóc các con.

Về Thanh Hóa, không có điều kiện được sống bên Người như trước nhưng ông Nguyễn Đình Sơn vẫn luôn làm theo lời Bác dạy, luôn cố gắng để xứng đáng với danh hiệu người Công an nhân dân được Bác Hồ thành lập, tôi luyện và rèn dạy.

1-1174037661
Ông Nguyễn Đình Sơn

“Năm 1990, tôi là người đã trực tiếp trao tặng Viện Tư liệu phim Việt Nam bốn cuốn phim tài liệu lịch sử quý giá nhất mà tôi sưu tầm được, trong đó có cuốn “Việt Nam - Bác Hồ” và “Hồ Chí Minh - chân dung một con người” do một Việt kiều tại Pháp tặng cách đây gần 30 năm", ông Nguyễn Đình Sơn cho biết.

Bởi thế, khi các con đã lớn, vào năm 1978, khi đất nước khó khăn nhất, ông Nguyễn Đình Sơn vẫn không ngại gian khổ, xung phong lên công tác tại vùng biên giới Việt - Lào. Trong những cuộc tuần tra, tiễu phỉ, ông đã bị một vết thương khá nặng vào cánh tay phải. Đến năm 1982, do sức khoẻ yếu, vết thương cũ tái phát nên ông Sơn được nghỉ hưu.

Sống bên Người, hằng ngày được chứng kiến tận mắt mọi cử chỉ, tác phong và những đức tính quý giá của Bác đã khiến ông phải tự rèn luyện mình để làm sao cho xứng đáng với Người. Hơn ai hết người lính già ấy càng thêm kính yêu, trân trọng những di sản vật chất và tư tưởng vĩ đại mà Người đã để lại trước lúc ra đi.

Do vậy, từ lúc Người đi xa, ông Sơn liền bắt tay vào việc sưu tầm bằng được những tư liệu về cuộc đời và hoạt động của Người để lưu giữ lại những giá trị tinh thần quý giá về Người cho hậu thế.

Thạc sĩ Trịnh Quốc Tuấn, giáo viên sử học, cho biết: Năm nay, cụ Sơn đã 84 tuổi, tai đã điếc đặc nhưng cụ vẫn dành hết thời gian còn lại của mình cho công việc mà cụ tâm huyết. Trước đây, ngày nào cũng thấy cụ cần mẫn, chăm chỉ và lặng lẽ leo lên chiếc xe đạp cà tàng lặn lội đi khắp mọi nơi để sưu tầm những tư liệu về Bác Hồ. Hễ nghe nói ở đâu có tư liệu, sự kiện gì ít nhiều có liên quan đến Bác Hồ là cụ tìm đến.

Công việc từ sưu tầm, xác minh, đối chiếu đến thẩm định xem độ chính xác của tư liệu ra sao thường phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và giấy mực nhưng ông Sơn vẫn không lùi bước. Đã có những lúc hết sạch tiền, ông đành phải bán nốt hai chỉ vàng là kỷ vật thiêng liêng của người vợ quá cố để có tiền phục vụ cho công việc sưu tầm, biên soạn các tài liệu còn dang dở.

Khi còn khỏe, ông lặn lội ra các tỉnh phía Bắc, rồi vào các tỉnh phía Nam để sưu tầm tư liệu về Bác. Thông qua các tổ chức ngoại giao, ông tìm cách liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nước như Hội công nhân lao động Việt Nam tại Pháp, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và nhiều ngành liên quan để tìm hiểu, nhờ thẩm định, đối chiếu bằng được những tư liệu mà ông có.

Bởi thế, cho đến nay, ông là người duy nhất ở Thanh Hóa có những tư liệu quý từ hiện vật đến tranh ảnh, bài báo, phim ảnh và cả những mảnh giấy viết tay liên quan đến Bác Hồ. Tất cả tài sản ấy đều được ông nâng niu, cất giữ như đồ gia bảo của gia đình trong suốt 45 năm nay. Chả thế mà mỗi khi nhìn thấy kho tư liệu về Bác Hồ trong nhà ông Sơn, ai cũng bảo ông là người thương binh già “giàu nhất” tỉnh Thanh Hoá.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất