| Hotline: 0983.970.780

Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công hạt nhân nước Mỹ?

Thứ Hai 17/04/2017 , 13:05 (GMT+7)

CHDCND Triều Tiên thử tên lửa, “khoe” tên lửa mới, Mỹ và Hàn Quốc tập trận. Lò lửa Đông Bắc Á có vẻ đang nóng hơn bao giờ hết. Báo NNVN xin giới thiệu loạt bài 'Chảo lửa Đông Bắc Á'.

Một trong những câu hỏi đặt ra là Bắc Triều Tiên có thể tấn công hạt nhân Mỹ hay không.

Các báo cáo gần đây nói rằng Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng tấn công nếu Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần 6. “Chúng tôi chắc chắn không thể khoanh tay đứng nhìn và để nước Mỹ ra tay trước”, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Han Song-riol nói với Hãng tin AP hôm thứ 6 tuần trước.
 

Bắc Triều Tiên có thể làm gì?

Theo Tạp chí Wired của Mỹ, cho đến nay, chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên gây ồn ào nhưng kết quả cũng chưa có bao nhiêu.

11-47-46_nk-inline-665343424
Ảnh vệ tinh nơi được cho là khu thử hạt nhân Punggye-ri của Bắc Triều Tiên (Ảnh: wired/getty images)

Nước này sở hữu một vũ khí hạt nhân, nhưng đó không phải là loại tên lửa có tầm bắn xa. Các tin tức mới nhất nói vụ thử tên lửa rạng sáng 16/4 (theo giờ Việt Nam) có vẻ đã thất bại. Các cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Bắc Triều có vẻ vẫn ở thời kỳ sơ khai.

Chính vì vậy, hãy xem năng lực hạt nhân thực sự của CNDCND Triều Tiên ở mức nào, có bị thổi phồng vì những mục tiêu khác nhau hay không.

Tất nhiên, tin tức về các nỗ lực tạo ra loại tên lửa mới dù có mang đầu đạn hạt nhân hay không, để nhắm bắn về phía Mỹ và đồng minh, đều gây chú ý và lo ngại. Nhưng muốn làm vậy cần đạt được hai điều, theo Wired: một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào đầu tên lửa, và tên lửa đó đủ khả năng bay ổn định trong cả chục ngàn km. Cho đến nay, có vẻ Bắc Triều Tiên vẫn chưa đạt được bất cứ điều nào.

Tờ tạp chí Mỹ nói các tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên bắt đầu ngay khi lập quốc, năm 1948. Chương trình hạt nhân bắt đầu vào những năm đầu thập niên 1950 và Bắc Triều Tiên bỏ ra hàng chục năm theo đuổi ước mơ chế tạo bom hạt nhân.

Nước này tạm ngưng chương trình trong những năm 1990 trước sức ép quốc tế nhưng một thời gian sau đã nối lại chương trình. Năm 2006, Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên và các cuộc thử tiếp theo diễn ra vào các năm 2009, 2013 và 2016. Tất cả là 5 lần thử.

Một trong những chướng ngại lớn nhất của Bắc Triều Tiên cho đến nay là đảm bảo đủ các vật chất có thể phân hạch để chế tạo bom.

Cho đến gần đây, khó khăn này vẫn chưa được giải quyết. Một báo cáo của Chính phủ Hàn Quốc công bố hồi tháng 2 ước tính rằng Bắc Triều Tiên đang sở hữu khoảng 50kg plutonium đủ chất lượng để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Năm 2014, Viện Khoa học quốc tế và An ninh (Mỹ) ước tính Bắc Triều có khoảng 30kg plutonium chất lượng cao. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế gần đây kết luận rằng Bắc Triều Tiên đã mở rộng cơ sở làm giàu uranium mà cơ quan này nắm được lên gấp đôi.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng nước này có thể có một cơ sở làm giàu uranium khác được giữ bí mật. Việc mở rộng cơ sở hạt nhân ở quy mô đó có thể giúp Bắc Triều Tiên sản xuất được hàng trăm loại vũ khí. Các bằng chứng gần đây cho thấy Bắc Triều Tiên đã củng cố địa điểm thử hạt nhân và nay nó có thể được dùng để thử các loại bom lớn hơn trước.

Tuy nhiên chế tạo vũ khí hạt nhân đòi hỏi nhiều thứ hơn là các vật chất phân hạch và một điểm thử. Bắc Triều Tiên cũng đã phát triển các công nghệ phụ trợ, bỏ nhiên liệu lỏng và chuyển qua sử dụng nhiên liệu rắn giúp tên lửa nhẹ và ổn định hơn khi bay.

11-47-46_gllery-1483485431-gettyimges-174508867
Một loại tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên (Ảnh: popular mechanics)

Điều đó cũng khiến cộng đồng quốc tế khó khăm hơn trong việc nhận biết khi nào Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa bởi vì tên lửa của Bình Nhưỡng nay không cần một thời gian dài nạp nhiên liệu lỏng, dễ bị vệ tinh chụp ảnh.
 

Hợp tác với Iran, Pakistan?

Những thông tin này càng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Trong nhiều năm, khó khăn chí mạng của Bắc Triều Tiên là không thể đe dọa Mỹ do chưa chế tạo được đầu đạn đủ nhẹ lắp lên tên lửa có khả năng bay đến Mỹ. Nhưng Bắc Triều Tiên, theo Wired, có thể đạt được tiến bộ thông qua việc cộng tác với các quốc gia thân thiện như Iran và Pakistan, hai nước có năng lực hạt nhân.

“Tôi nghĩ hầu hết các chuyên gia đánh giá rằng Bắc Triều Tiên có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp lên hầu hết các loại tên lửa của họ”, Frank Aum, cựu cố vấn của Bộ Quốc phòng Mỹ nói. “Tuy nhiên chưa biết là họ có thể làm vậy với một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chưa”.

Hiện Bắc Triều Tiên có một số loại ICBM công ước có tầm bắn gần và tầm trung và đã tập trung phát triển một số loại có tầm bắn xa hơn. “Họ vẫn chưa thử tên lửa đạn đạo tầm xa. Nhưng vào dịp năm mới, Kim Jong-un trong bài phát biểu đầu xuân đã nói họ đang ở giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để làm việc đó, do vậy nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, ông Aum nói.

“Tin tốt cho phía Mỹ là chưa có bằng chứng cho thấy Bắc Triều Tiên có thể bắn tới nước Mỹ đại lục. May ra thì có thể bắn tới Alaska không người ở”, Eric Gomez, chuyên gia về chính sách hạt nhân thuộc Viện Cato (Mỹ), nói.

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.