| Hotline: 0983.970.780

Bạch Long Vĩ, Hải Phòng bị thiệt hại nặng do bão

Thứ Bảy 17/07/2010 , 21:08 (GMT+7)

Chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ đổ bộ, bão đã làm gẫy một chiếc cần cẩu của âu cảng, một trường học, hai dãy nhà của đội thanh niên xung phong và làm tốc mái nhà nhiều hộ dân trên đảo Bạch Long Vĩ.

Vào lúc 13 giờ 30 ngày 17/7, cơn bão số 1 đã đổ bộ vào huyện đảo Bạch Long Vĩ với sức gió cấp 10, cấp 11 gây thiệt hại cho nhân dân trên đảo.

Chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ đổ bộ, bão đã làm gẫy một chiếc cần cẩu của âu cảng, một trường học, hai dãy nhà của đội thanh niên xung phong và làm tốc mái nhà nhiều hộ dân trên đảo.

Tiếp đến, bão số 1 di chuyển vào huyện đảo Cát Hải. Tại khu vực đê Hải Lộc và Tiến Lộc thuộc thị trấn Cát Hải, sóng to, gió lớn cộng thêm triều cường lên cao khiến nước biển đã bắt đầu tràn qua mặt đê thành từng đợt ập vào các hộ dân.

Ông Phạm Xuân Hòe cho biết số hộ dân ở khu vực trên cùng với hơn 2.300 dân vùng ven biển đã được di chuyển đến nơi an toàn trước đó.

Tuy nhiên, ông Hòe lo ngại rằng nếu tình trạng này kéo dài chừng vài giờ đồng hồ nữa, rất có thể nước sẽ tràn qua đê làm ngập hoàn toàn nhà dân và có nguy cơ gây ra sự cố nứt, vỡ đê biển. Cát Hải đã huy động 180 người, 2 máy xúc, 5 xe ôtô, xuất 250m3 đá hộc dự trữ sẵn sàng ứng cứu sự cố xấu xảy ra với đê biển.

Chủ tịch UBND huyện Cát Hải còn cho biết ba chiếc tàu du lịch của tỉnh Quảng Ninh đã bị sóng đánh chìm tại vùng biển Cát Bà khi đang neo đậu tránh bão số 1 tại bến phà Gia Luận, chiều 17/7.

Đó là các tàu: Hoàn Cầu QN 4659, tàu Bái Tử Long QN 4698 và tàu Ánh Dương (không có số hiệu) bị sóng đánh chìm vào khoảng 18 giờ ngày 17/7. Cả ba tàu du lịch này hoạt động trên bến phà Gia Luận phục vụ khách du lịch thăm quan tuyến du lịch Cát Bà (Hải Phòng) - Tuần Châu (Quảng Ninh). Tuy nhiên do công tác di dời các thuyền viên lên bờ được thực hiện tốt nên không có thiệt hại về người.

Ngoài ba tàu du lịch trên bị chìm, tại khu vực Gia Luận, một chiếc tàu đánh cá loại nhỏ cũng bị chìm ngập nhưng may mắn lực lượng cứu hộ đã kịp thời trục vớt.

Lúc 15 giờ cùng ngày, bão số 1 tiếp tục di chuyển vào đất liền Hải Phòng với sức gió cấp 8, cấp 9 làm nhiều cây cối và biển quảng cáo trên các dãy phố Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Nguyễn Đức Cảnh, Đinh Tiên Hoàng... bị gẫy và gây ách tắc giao thông. Ngành giao thông đã kịp thời tổ chức thu gom cây đổ, thông đường.

Theo dự đoán của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Hải Phòng, bão số 1 vẫn hoạt động trên địa bàn Hải Phòng ít nhất đến 23 giờ đêm nay.

Tại Quảng Ngãi, theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, tính đến 18 giờ ngày 17/7, tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, tỉnh Quảng Ngãi có 28 tàu/359 ngư dân đang trú cơn bão số 1. Trong đó, 6 tàu bị nạn (4 tàu bị chìm và 2 tàu mắc cạn), 71 ngư dân đã được cứu vớt, còn 6 người chưa được cứu.

Riêng tàu của ông Nguyễn Văn Tẩn, quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn số hiệu QNg 55940 TS có 10 ngư dân, bị chìm tại khu vực đảo Đá Bắc (Hoàng Sa) đã được tàu ông Trương Quang Trị cứu vớt 4 người, còn 6 người chưa tìm thấy, hiện nay có 7 tàu thuyền của xã Bình Châu đang tìm kiếm, cứu nạn.

Sáu ngư dân chưa tìm thấy là: ông Trương Văn Tiên, Nguyễn Quốc Hận, Tiêu Viết Phụng (đều ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), Nguyễn Ngọc Vỹ, Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thành Chung (đều ở Khánh Hòa).

Hiện nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đồn biên phòng kiểm soát tàu thuyền ra khơi và phối hợp với các máy ICOM cộng đồng thông báo diễn biến tình hình cứu hộ, cứu nạn, thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên biển.

Đặc biệt, các tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn; hướng dẫn các tàu thuyền tỉnh Quảng Ngãi trong khu vực quần đảo Hoàng Sa cứu hộ, cứu nạn các tàu bị sự cố; tập trung tìm kiếm 6 ngư dân trên tàu của ông Nguyễn Văn Tẩn chưa tìm được.

Đến 19 giờ ngày 17/7, nhiều nơi ở Thanh Hóa đã bắt đầu có những cơn mưa nặng hạt. Tổng lượng mưa phổ biến trong khoảng 50-60mm, một số nơi trên 100mm như thành phố Thanh Hóa, Hậu Lộc...

Do chủ quan, nhiều khách du lịch tại các bãi biển ở Thanh Hóa vẫn tranh thủ ra biển tắm, 2 du khách đã bị mất tích tại biển Sầm Sơn (thị xã Sầm Sơn) và Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia). Hiện vẫn chưa xác định được danh tính của các nạn nhân này.

Sáng 17/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Công Thương chuyển gấp 35 tấn gạo, mỳ tôm, dầu thắp sáng cùng các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân huyện Mường Lát, đề phòng mưa lớn có thể khiến hệ thống giao thông lên Mường Lát tê liệt như một số năm trước đây.

Hiện tuyến đê biển Ninh Phú (thuộc xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) có chiều dài 800m đang trong giai đoạn thi công đã được các đơn vị phủ bạt, xử lý chống sạt nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi sóng biển dâng cao. Các hộ nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa cũng đang tích cực thu hoạch hải sản.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm