| Hotline: 0983.970.780

Bài báo giật gân hay chuyện tam sao thất bản!

Thứ Tư 05/05/2010 , 07:15 (GMT+7)

Ngày 16/4/2010 trên trang web của “Giọng nói của nước Nga” (The voice of Russia) có đăng một bài về sản phẩm biến đổi gen với tựa đề “Nước Nga nói sản phẩm biến đổn gen là có hại” (Russia says genetically modified foods are harmful)...

Ảnh minh họa
Ngày 16/4/2010 trên trang web của “Giọng nói của nước Nga” (The voice of Russia) có đăng một bài về sản phẩm biến đổi gen với tựa đề “Nước Nga nói sản phẩm biến đổn gen là có hại” (Russia says genetically modified foods are harmful).

Sau đó mấy ngày (20/4) Jeffrey Smith có đăng lại bài đó trên báo huffington post với tựa đề hơi khác đi và đến ngày 21/4 một tờ báo mạng của Việt Nam dịch lại bài đó với tên giật gân hơn: Nga tuyên bố thực phẩm biến đổi gene là độc hại.

Chúng tôi đã kiểm tra các nguồn thông tin về bài báo và được biết tác giả của câu tuyên bố được dẫn trong bài viết là của Tiến sĩ Alexei Surov, làm việc tại Viện nghiên cứu Sinh thái và Phát triển Severtsov. Từ các nguồn tin mà chúng tôi đã kiểm tra, cùng với kiến thức của một nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tôi xin được có một số nhận xét và phản hồi về bài viết đăng trên báo mạng VN như sau:

Trong bài báo gốc của “Giọng nói của nước Nga” đưa tin: Nhân ngày đầu tiên của Tháng bảo vệ môi trường, Dr Alexei Surov có phát biểu là một số kết quả sơ bộ (chưa được đăng trên bất cứ tạp chí khoa học nào) cho thấy chuột ăn sản phẩm biến đổi gen có đẻ ít hơn so với chuột đối chứng ở thế hệ thứ ba… Chúng tôi không tìm thấy bất cứ thông tin nào có đưa tin tác giả này tuyên bố ở đâu trong điều kiện nào (quán cà phê hay hội nghị, hội thảo nào?). Chúng tôi đang liên lạc trực tiếp với tác giả nhưng chưa có hồi âm.

Khi kiểm tra những bài báo của các nhà nghiên cứu ở viện mà ông Surov làm việc (Severtsov institute of Ecology and Evolution) thì không có bất kì một bài báo nào đứng tên ông Surov mà cũng không có một bài nào có nội dung tương tự. Do vậy thông tin trên là một thông tin chưa có một bằng chứng khoa học và theo chúng tôi là thiếu chính xác.

Tên bài báo là: Nga tuyên bố…. Thực chất các bài báo đưa lại tin trên đều viết: một người Nga (Dr Alexei Surov) có nói rằng… Ở đây tôi muốn bàn đến chuyện một người Nga nói rằng… được thay bằng Nga tuyên bố… (có thể hiểu rằng "chính phủ Nga tuyên bố"). Mức độ nghiêm trọng thực sự không chỉ “tam sao thất bản” mà theo tôi đó là một sự xuyên tạc tung tin thất thiệt một cách vô trách nhiệm. Những tuyên bố kiểu này làm chúng ta nhớ lại cách đây không lâu có báo đã đưa tin thất thiệt "ăn bưởi gây ung thư" làm cho bao nhiêu nhà trồng bưởi của nước ta điêu đứng.

Thông tin được đưa là các kết quả nghiên cứu của TS Surov: “Kết luận của các chuyên gia Nga cũng trùng hợp với kết luận của các đồng nghiệp ở Pháp và Áo. Khi chứng minh được rằng ngô biến đổi gene gây hại cho động vật có vú, Pháp đã ngay lập tức cấm việc sản xuất và buôn bán sản phẩm này”.

Thực chất chính phủ Pháp chưa bao giờ ra lệnh cấm sản xuất và buôn bán các sản phẩm ngô biến đổi gen mà ngược lại vừa qua các nước Cộng đồng chung Châu Âu cho phép nhập khẩu và trồng ngô chuyển gen kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ, đậu nành, cải dầu từ năm 1996-1998 (xem trang Web của Europa Press release rapid) dùng cho chăn nuôi và sử dụng cho chế biến thực phẩm. Hơn nữa, ngày 19/5/2004, Cộng đồng chung Châu Âu ra quyết định cho phép nhập khẩu bắp ngọt chuyển gen đóng hộp được phép lưu hành trên các nước Cộng đồng dùng trực tiếp cho người.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là con đường không thể không đi qua của thế giới nhằm giảm thiểu thiếu hụt về lương thực cũng như tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Việc đánh giá đúng đắn tiềm năng cũng như rủi ro có thể mang đến khi ứng dụng các công nghệ mới cần thực hiện một cách nghiêm túc của các nhà khoa học trên thế giới. Việc đưa thông tin cũng cần có một thái độ nghiêm túc nhằm tránh những thông tin thất thiệt làm hoang mang quá thái trong nhân dân hoặc thông tin không đúng làm ảnh hưởng xấu đến những người trực tiếp sản xuất.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất