| Hotline: 0983.970.780

Bài học nào cho sự tùy tiện cấm các bài hát?

Thứ Hai 27/03/2017 , 07:20 (GMT+7)

Việc Sở VH-TT&DL Tiền Giang ra văn bản cấm 354 bài hát, trong đó có 21 bài hát đã được Bộ VH-TT&DL cho phép biểu diễn toàn quốc, đặc biệt là ca khúc "Màu hoa đỏ" đã gây bức xúc trong dư luận cuối tuần qua.

15-32-47_mu-ho-do
Ca khúc "Màu hoa đỏ" và công văn cấm biểu diễn của Sở VH-TT&DL Tiền Giang
 

Mặc dù, lãnh đạo Sở VH-TT&DL đã nhận sai, Bộ VH-TT& DL đã vào cuộc chỉ đạo, song thiết nghĩ, đây là bài học trong quản lý nghệ thuật cho các đơn vị, địa phương.

Ngày 7/2/2017, Sở VH-TT&DL Tiền Giang có Công văn số 120/SVHTTDL/TTr yêu cầu không lưu hành 21 bài hát đã được cho phép phổ biến trên toàn quốc. Trong đó, có 14 bài hát sáng tác trước năm 1975 là: "Ai buồn hơn ai"; "Ai nhớ chăng ai"; "Anh về kẻo (trời) mưa"; "Ba tháng tạ từ"; "Đời đá vàng (Không tên số 14)"; "Đường xưa lối cũ"; "Em về kẻo trời mưa"; "Giọt lệ đài trang"; "Lạy trời con được bình yên"; "Mai lỡ mình xa nhau"; "Nhật ký hai đứa mình"; "Qua cơn mê"; "Tình ca trên lúa"; "Vùng lá me bay". Cùng với 7 ca khúc sáng tác sau năm 1975: "Màu hoa đỏ"; "Giữ trọn tình quê"; "18 vào đời"; "Người ta nói rang"; "Rồi mai thức giấc"; "Trái tim buồn"; "Tình yêu nào phải trò chơi".

Ngay sau đó, dư luận đã vô cùng bức xúc, đặc biệt là với các khúc "Màu hoa đỏ" của nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức Mậu, ca khúc giành giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng (1994). Ca khúc này cũng từng được trình diễn trong chương trình Giai điệu tự hào (2015) tôn vinh các bài ca đi cùng năm tháng, phát trên sóng Đài Truyền hình quốc gia VTV được đông đảo người Việt Nam yêu mến.

Cục Nghệ thuật Biểu diễn, trong sáng 24/3 đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu Sở VH-TT&DL Tiền Giang báo cáo về vấn đề cấm các ca khúc đã được cấp phép biểu diễn trên toàn quốc.

Trong chiều cùng ngày, ông Nguyễn Đức Đảm- Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang đã có buổi gặp gỡ báo chí cho biết, nguyên nhân dẫn đên việc Sở VH-TT&DL Tiền Giang ban hành văn bản trên chỉ vì mong muốn tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, trong đó có việc kiểm tra các bài hát tại các điểm kinh doanh karaoke. Nhưng chủ quan trong việc sử dụng từ ngữ chưa rõ, gây hiểu lầm về việc cấm lưu hành bài hát “Màu hoa đỏ” của nhạc sĩ Thuận Yến.

Do đó, Sở VH-TT&DL Tiền Giang xin nghiêm túc nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi đến gia đình nhạc sĩ Thuận Yến; đồng thời sẽ có văn bản xin lỗi gia đình nhạc sĩ Thuận Yến và sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc trong toàn ngành, đồng thời tiến hành kiểm điểm, xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc trong thời gian tới. 

“Khi ban hành công văn đề nghị các phòng văn hóa kiểm tra, bộ phận tham mưu của sở đã không nói rõ vi phạm trong ca khúc "Màu hoa đỏ" là vi phạm về nội dung hình ảnh minh họa trong clip nên đã gây hiểu nhầm, gây bức xúc cho người dân”, ông Đảm cho biết.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên khẳng định, việc Sở VH-TT&DL Tiền Giang cấm ca khúc "Màu hoa đỏ" là cách làm tùy tiện, không đúng quy định của pháp luật. “Nếu lỗi do băng đĩa đó đưa hình ảnh không phù hợp với ca khúc thì xử lý kỹ thuật và băng đĩa đó chứ không phải là xử lý ca khúc. Sai ở đâu thì xử lý ở đấy, chứ không phải vì hình cảnh sai mà cấm  ca khúc. Việc cấm ca khúc "Màu hoa đỏ" là cách làm tùy tiện, không đúng của địa phương”, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định.

Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: “Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có cuộc họp ngày 25/3 để rà soát lại văn bản của Sở VH-TT&DL Tiền Giang. Tôi nghĩ đây là sơ suất do trình độ của Phòng quản lý nghiệp vụ, của anh em ở đó khi đọc các văn bản pháp luật để điều hành công tác quản lý nhà nước và thứ 2 là việc xem xét các thông tin, các danh mục bài hát ở trình độ yếu kém dẫn tới tham mưu sai”. Trong ngày 25/3, Cục Nghệ thuật Biểu diễn có văn bản yêu cầu Sở VH-TT&DL Tiền Giang thu hồi văn bản 120, đồng thời báo cáo về Cục bằng văn bản trước 16 giờ ngày 27/3.

Ông Chương cũng cho rằng, vụ việc cấm "Màu hoa đỏ" là bài học rút kinh nghiệm cho Sở VH-TT&DL Tiền Giang và các cơ quan quản lý nhà nước để làm tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, có nhiều chương trình phục vụ nhân dân trong lĩnh vực biểu diễn…

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm