| Hotline: 0983.970.780

Bãi rác thải hành hạ người dân

Thứ Hai 02/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Gần 10 năm qua, lời hứa với người dân về việc xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường khi xây dựng bãi rác thải Đồng Hầm (xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) đã bị nuốt trôi. 

Vậy là ngày đêm, hàng tỷ ký sinh trùng, ruồi bọ, nhặng đen từ núi thải khổng lồ không qua xử lý xông vào nhà, tấn công người dân...

Xứ sở ruồi nhặng

Nếu lấy bãi rác Đồng Hầm (xã Minh Đức, huyện Phổ Yên) là tâm để quay một đường tròn bán kính 1,5 km thì vùng nằm trong vòng tròn đó được người dân địa phương gọi là xứ sở ruồi nhặng.

Dù chỉ liên hệ với duy nhất người đứng đơn tố cáo để xác minh nhưng khi có mặt, PV NNVN đã được hàng chục hộ dân tập hợp để phản ánh sự việc. Người dân bị ảnh hưởng tập trung ở các xóm 2, 10, xóm Đậu, Tân Lập, Cao Phong, Đoàn Kết và xóm Cầu Dao.

Dẫn PV lên khu vực bãi rác, ông Lương Thanh Tuấn (Bí thư chi bộ xóm Đoàn Kết, xã Minh Đức) cho biết, rác từ cả huyện tập trung về khu vực này, các xe vận chuyển chở đầy rác, lại còn đeo lủng lẳng túi to túi nhỏ hai bên thành xe.

Chạy đến đâu, rác tung bay đến đó, nhiều khi có cả chó chết, gà toi, lòng lợn thối, thôi thì đủ thứ bẩn thỉu văng vãi trên đường, cứ thế phân hủy mà không ai dọn dẹp.

Chỉ tay vào vạt đồi đen kịt ruồi nhặng, ông Triệu Đức Tình (xóm Cầu Dao) cho biết, đàn ruồi nhặng đó tràn ra, bủa vây làng xóm, xông vào nhà tấn công nhân dân. Những hộ dân ở gần bãi rác phải đóng cửa cả ngày. Nhiều hộ ăn cơm trong màn.

Ông Tình vớ một hòn đá to ném thẳng vào vạt đồi, tức thì đàn ruồi bung ra như vỡ tổ, lao đi tứ phương, nhóm chúng tôi vội lùi lại bởi ghê sợ.

Ông Đoàn Văn Nguyên (Chi hội phó Hội Cựu chiến binh xóm 10, xã Minh Đức) cho biết, gần đây, bải rác thải còn là nơi tập kết của chất thải công nghiệp.

Hàng ngày, cứ 4 giờ chiều, nhân viên trong bãi rác lại tiến hành đốt các vật liệu thải công nghiệp. Mùi hôi tanh của chất thải hữu cơ đã làm cho dân sợ hãi bao nhiêu thì nay mùi khét lẹt như khói bom của chất thải công nghiệp làm chúng tôi hoảng sợ hơn bấy nhiêu.

Hơn đâu hết, sức khỏe của nhân dân toàn khu vực đang nằm trong tình trạng báo động, cần được đặc biệt quan tâm.

Vì khói thải quá độc hại mà đàn ruồi nhặng lại điên cuồng, phát tán xa hơn để khuấy đảo nhân dân. Chưa hết, khói độc kết hợp với sương muối đã phá hoại hoa màu, mùa vụ. Cùng với nước đọng từ bãi rác tràn ra khiến nhiều loại cây ăn quả như nhãn, vải không thể đậu quả, nhiều thửa ruộng, nương chè gần bãi rác đã phải bỏ hoang.

Bội hứa

Ông Đặng Quốc Vân (xóm 10 Ba Quanh) cho biết, lời hứa của chủ đầu tư cũng như của các cơ quan thực thi khi họp dân để xây dựng bãi rác từ năm 2005, là sẽ xây dựng các bể chứa, xử lý rác đến bể thứ 3 thì nước từ bể chứa này có thể sử dụng được bình thường.

Tuy vậy, cho đến nay, cả khu vực bãi rác chỉ có duy nhất một hố chôn lấp chứ không thể gọi là bể chứa. Theo đó, ông Lương Thanh Tuấn (Bí thư chi bộ xóm Đoàn Kết) khẳng định, dân kiến nghị thì huyện bảo là vẫn đang trong quá trình xây dựng, tỉnh lại bảo rằng đây là khu tập kết rác thải chứ không phải khu vực xử lý.

Cách trả lời thật quá tắc trách.

Đại diện chính quyền địa phương, ông Triệu Thế Lực (Phó Chủ tịch UBND xã Minh Đức) cho biết, những phản ánh, kiến nghị của nhân dân địa phương là hoàn toàn đúng với tình hình thực tế. UBND xã Minh Đức cũng nhiều lần đề nghị với các cơ quan chức năng cấp trên song việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được bao nhiêu.

Ông Lực than thở, cái khó của “chính quyền cấp xã lại không thể ra quyết định hành chính để đình chỉ hoặc xử phạt được”. Vậy là, đành bất lực nhìn vùng ô nhiễm, xứ sở ruồi nhặng tiếp tục bành chướng, tấn công nhân dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm