| Hotline: 0983.970.780

Bài toán thoát nghèo ở Trung Sơn

Thứ Ba 06/02/2018 , 08:45 (GMT+7)

Là xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Phú Thọ, địa hình phức tạp, đời sống người dân xã Trung Sơn, huyện Yên Lập còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, mùa giáp hạt vẫn còn tình trạng thiếu đói.

Xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đang là đích phấn đấu của vùng quê trung du này.

10-50-36_20269954_491134691240203_1881785583_n
Phát triển đường giao thông nông thôn ở Trung Sơn

Nhiều xóm bản vùng cao của xã Trung Sơn hiện vẫn chưa có đường giao thông, điện lưới quốc gia, nước sạch sinh hoạt, đời sống người dân khó khăn, thiếu thốn. Nhanh chóng giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, phát triển kinh tế- xã hội bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Đảng bộ, chính quyền xã Trung Sơn đặt ra và tập trung các nguồn lực thực hiện.

Đó là câu chuyện của mấy năm về trước. Giờ đây nhận được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là chương trình xóa đói giảm nghèo, như làn gió mới, một “đòn bẩy” giúp người dân nghèo nơi đây có điều kiện vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Từ nguồn vốn các chương trình, bà con nông dân được hỗ trợ giống, tư liệu sản xuất, hướng dẫn KHKT, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu cựa mình phát triển.

Sản xuất nông nghiệp xã Trung Sơn có những đổi thay mạnh mẽ từ trong suy nghĩ đến cách làm. Với lợi thế về đất đai rộng, đến nay xã Trung Sơn đã khai hoang, phát triển được diện tích đất trồng lúa nước đạt 287ha, tăng 30,7% so với cùng kỳ và 5,1ha chè, đạt 100% kế hoạch hằng năm, năng suất 70 tạ/ha.

Bên cạnh đó, xã còn chú trọng chăn nuôi, nhờ tận dụng nhiều nguồn thức ăn sẵn có như sắn, rau mầm, ngô, xã đã phát triển được đàn trâu 1.006 con, 71 con bò, 3.939 con lợn và 46,8 nghìn con gia cầm.

Tận dụng mặt nước hồ, đầm, bà con dành gần 12,36 ha nuôi trồng thủy sản, mỗi năm thu hoạch 7,2 tấn cá các loại. Xã cũng chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.

Công tác trồng rừng, nâng cao ý thức bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân được duy trì. Do đó nhiều năm nay trên địa bàn xã không còn xảy ra cháy rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng đạt 72%. Vận động nhân dân trồng cây phân tán được hơn 8.190 cây quế, mỡ, xoan, bương…; trồng mới rừng tập trung được 75,6ha, tổng sản lượng khai thác gỗ 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 6.600m3.

Chặng đường xóa đói giảm nghèo ở xã trung du này còn rất nhiều gian khó

Nhờ sự đồng lòng, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trung Sơn nên công tác xóa đói giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả tích cực, đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số từng bước nâng lên. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 15,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 30,8% so với năm 2014 là 71,8%.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xã đã thực hiện tốt việc đăng ký gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa. Qua bình xét có tới 79,4% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa và 13/15 khu đạt khu dân cư văn hóa. Công tác y tế, giáo dục được đầu tư và quan tâm, trẻ em Trung Sơn không còn thất học như xưa nữa.

Trong năm 2016, xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường giao thông liên thôn dài 8km từ Thói lên Khu Ngọt, duy tu sửa chữa tuyến đường từ Đồng Măng sang khu Gầy dài 3,5km và sửa chữa đập Tràn cửa Gầy… tạo điều kiện thuận lợi cho bà con các dân tộc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trung Sơn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập cần được quan tâm, khắc phục. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Trung Sơn là chặng đường dài với vô vàn thách thức. Do đó, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền và người dân, xã rất cần sự quan tâm kịp thời của các cấp, các ngành trong việc đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp người dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, tăng thu nhập...

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm