| Hotline: 0983.970.780

Bãi Xàu - Từ xưa đến nay

Thứ Hai 14/11/2011 , 11:42 (GMT+7)

Vị trí chợ Bãi Xàu năm xưa nay là chợ Mỹ Xuyên

Trong khuôn khổ Festival lúa gạo Việt Nam lần II, Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo với chủ đề “Bãi Xàu (Ba Xuyên) – Sóc Trăng: Từ cảng biển quốc tế đầu tiên nhìn đến tương lai phát triển”.

Hội thảo đã bàn về vấn đề khôi phục lại danh tiếng của thương cảng Bãi Xàu với vị trí và lợi thế của hệ thống giao thông đường thuỷ trên cơ sở định hướng, tầm nhìn chiến lược của Chính phủ, Bộ Giao thông- vận tải.

Ông Trần Anh Việt, Giám đốc Sở Giao thông- vận tải Sóc Trăng cho biết: Theo nhật ký của cố đạo Lavavasseur năm 1789 tại khu vực chợ Mỹ Xuyên ngày nay đã hình thành thương cảng Bãi Xàu, mặt hàng chủ lực giao thương tại thương cảng này là lúa, gạo. Lúc đó thay vì phải chở lên Sài Gòn mới xuất khẩu được thì các thương gia người Hoa đã trực tiếp thu mua và bán thẳng cho các ghe buôn từ ngoài nước đến. Mỗi ngày có khoảng 250 chiếc thuyền, ghe đổ về thương cảng này mua bán lúa gạo.

Vẫn theo ông Việt: "Vào những thập niên 70, thương cảng Bãi Xàu chính là con sông nằm cặp chợ Mỹ Xuyên là con đường lưu thông chính để thương nhân chuyển lúa gạo ra sông Hậu đi Sài Gòn hoặc ra cửa biển Trần Đề bán cho tàu ngoại quốc. Bãi Xàu về sau do phù sa bồi lấp và cho đến bây giờ chỉ còn là huyền thoại, nhưng người dân sống trên vùng đất nông nghiệp này vẫn không quên ơn con đường lúa gạo Bãi Xàu".

Theo đánh giá của ông Nguyên Văn Độ, Hội KHKT Kinh tế Biển TPHCM thì trong 6 năm qua khu vực ĐBSCL vẫn chưa có được một hệ thống đường thủy căn bản, chưa có khả năng đưa tàu có trọng tải lớn hướng ra biển. Sóc Trăng chưa có cảng biển, muốn phát triển kinh tế lâu dài và bền vững, không có con đường nào khác là phải chủ động tìm luồng tàu có trọng tải lớn ra biển.

Ông Doãn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch Hội KHKT và Kinh tế biển TPHCM thông tin thêm: Hiện tại, tổng hàng hóa XNK của ĐBSCL khoảng 15 triệu tấn/năm. Nhưng vì hạn chế về luồng ra vào tại cửa biển, chỉ có thể tiếp nhận tàu khoảng 3.000 - 5.000 tấn, nên hàng năm chỉ có 3 - 4,5 triệu tấn hàng (chiếm 20 - 30%)  trực tiếp đến và đi, còn trên 10 triệu tấn phải đưa về TPHCM.

Hiện tượng trên không chỉ gây áp lực lên giao thông TPHCM mà còn làm giảm lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản của ĐBSCL. Bài toán đặt ra cho khu vực ĐBSCL là nhanh chóng đầu tư cảng nước sâu để có thể tiếp nhận tàu vận tải nhỏ nhất phải 80.000 DWT và tàu 30.000 DWT phục vụ vận chuyển nông sản.

Tại hội thảo, các chuyên gia đều khẳng định tiềm năng cảng biển ở vùng ĐBSCL còn rất lớn với những cửa biển như Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh, luồng Quan Chánh Bố. Riêng Bãi Xàu của tỉnh Sóc Trăng với những lợi thế sẵn có có thể nghiên cứu, khôi phục để phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất