| Hotline: 0983.970.780

Bàn chuyện làm ăn lớn

Thứ Năm 15/02/2018 , 08:30 (GMT+7)

Dân gian có câu “ăn tết, chơi tết, vui tết”. Nhưng đó chỉ là lúc xả hơi mấy ngày đầu năm, còn cái gốc lâu dài quanh năm vẫn là chuyện “làm ăn”.

06-58-39_1-nm-2018-se-dnh-du-moc-qun-trong-bng-viec-r-doi-hoi-dong-dieu-phoi-pht-trien-vung-dbscl-theo-nghi-quyet-so-120nq-cp
Năm 2018 sẽ đánh dấu mốc quan trọng bằng việc ra đời Hội đồng điều phối phát triển vùng ĐBSCL theo Nghị quyết số 120/NQ-CP

Bên cạnh những câu chúc đa phúc, đa lộc, trường thọ, người thời nay hay chúc nhau “ăn nên, làm ra, phát đạt, phát tài”. Đầu năm, bàn chuyện liên kết vùng, làm ăn lớn trên đất Chín Rồng.
 

Ngôi nhà chung và liên kết vùng

Nếu ví ĐBSCL như ngôi nhà chung, thì liên kết vùng dù còn bị chê là “chuyện biết rồi, nói mãi”, nhưng nhiều nơi, nhiều người đã làm thiệt. Chính phủ, chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã vào cuộc thực sự, kết quả tích cực mang lại nhiều kỳ vọng mới cho năm mới 2018.

Sau hội nghị "Diên Hồng" ở Cần Thơ, cuối năm 2017, Chính phủ đã ra Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu xác định tầm nhìn dài hạn, yêu cầu thay đổi tư duy, kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, chủ động thích ứng, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển vùng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, bảo đảm cuộc sống khá giả của người dân ĐBSCL.

Cơ chế thí điểm liên kết vùng ĐBSCL, liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, vùng ven biển phía Đông, vùng kinh tế trọng điểm với tứ giác động lực Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau... được Chính phủ, chính quyền địa phương trong vùng hiện thực hóa bằng nhiều hoạt động cụ thể, góp phần làm nên điểm sáng trong vùng.

06-58-39_2-bn-dong-hnh-voi-nh-kho-hoc-ho-khong-the-khong-biet-den-thch-thuc-ton-cu
Những người nông dân ĐBSCL ngày nay không chỉ “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng, mà còn là bạn đồng hành với nhà khoa học, họ không thể không biết đến “thách thức toàn cầu”

Năm 2017 khép lại với con số kỷ lục của ngành nông nghiệp cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13%. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 8,3 tỉ USD, tăng 19%. Xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,514 tỷ USD, tăng hơn 43% so với cùng kỳ 2016. Đó là những con số tăng trưởng giá trị cao nhất từ trước đến nay. ĐBSCL là trọng điểm nông nghiệp của cả nước, là tác giả chính đóng góp quyết định làm nên chỉ tiêu tăng kỷ lục của ngành nông nghiệp.

Năm 2018 sẽ đánh dấu mốc quan trọng bằng việc ra đời Hội đồng điều phối phát triển vùng ĐBSCL theo Nghị quyết số 120/NQ-CP. Tăng cường liên kết vùng, tiểu vùng, liên vùng là xu hướng ngày càng được khẳng định để 13 tỉnh, thành chung vai xây dựng đồng bằng, kết nối với TP.HCM và cả nước.
 

Biết làm ăn lớn

Đã xưa rồi chuyện “dân miền Tây làm chơi ăn thiệt”. Làm ăn bây giờ, dù kinh doanh hay làm nông vẫn phải có kiến thức sử dụng đồng vốn, tri thức khoa học và kinh tế mới mong kiếm lời. Không khó để nhận thấy, ở miền Tây đang ngày càng có nhiều nông dân phấn đấu trở thành doanh nhân nông nghiệp. Buôn có bạn, bán có phường.

06-58-39_3-d-xu-roi-chuyen-dn-mien-ty-lm-choi-n-thiet
Đã xưa rồi chuyện “dân miền Tây làm chơi ăn thiệt”

Cạnh tranh là động lực phát triển trong kinh tế thị trường. Nhưng để nâng cao sức cạnh tranh, thích ứng trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sức ép hội nhập, cạnh tranh, người đồng bằng, chính quyền các tỉnh trong vùng phải chọn con đường liên kết hợp tác và hợp tác có hiệu quả.

Những người nông dân ĐBSCL ngày nay không chỉ “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng, mà còn là bạn đồng hành với nhà khoa học, họ không thể không biết đến “thách thức toàn cầu”. Như cha ông xưa “mang gươm đi mở cõi”, nông dân ngày nay vẫn với tư thế bình tĩnh để “thích ứng, thích nghi”: không sợ hãi, không lùi bước.

Bằng kinh nghiệm sống, sức sáng tạo, người đồng bằng đã hình thành tư duy từ “chống lũ”, “né lũ”, đến “sống chung với lũ”, “vượt lên đỉnh lũ”. Và ngày nay, những “Hai Lúa” Miền Tây đang hiện thực hóa triết lý đó bằng hành động gắn với những kết quả nghiên cứu khoa học để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng - một nguy cơ toàn cầu bằng chính bản lĩnh Việt Nam.

Năm mới 2018 không chỉ là câu chuyên ăn tết, chơi tết mà với nhiều người, đang là câu chuyện tăng cường liên kết vùng, bàn chuyện làm ăn lớn để phát lộc, phát tài.

06-58-39_4-cnh-trnh-l-dong-luc-pht-trien-trong-kinh-te-thi-truong
Cạnh tranh là động lực phát triển trong kinh tế thị trường

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.