| Hotline: 0983.970.780

Bán đất xây dựng nông thôn mới: Nên hay không?

Thứ Hai 26/07/2010 , 10:15 (GMT+7)

Hà Nội vừa đồng ý cho bán đất để xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 3 xã thí điểm xây dựng mô hình này. Có người cho rằng đây là một “sáng kiến” nhằm giải quyết khó khăn về vốn. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại, bảo đây là sự “hợp thức hóa” việc bán đất.

Hà Nội vừa đồng ý cho bán đất để xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 3 xã thí điểm xây dựng mô hình này. Có người cho rằng đây là một “sáng kiến” nhằm giải quyết khó khăn về vốn. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại, bảo đây là sự “hợp thức hóa” việc bán đất.

Đồng loạt lên kế hoạch bán đất

Dọc đường liên xã, liên thôn, những xã được cho phép thí điểm đã quy hoạch sẵn đất để bán

Ngay sau khi TP Hà Nội có quyết định cho cho bán đất xây dựng nông thôn mới (NTM) chúng tôi đã có mặt tại một số xã. Điều đặc biệt ấn tượng là dù quyết định của UBND TP vừa ký ráo mực thì kế hoạch bán đất của các xã đã được chuẩn bị khá kỹ càng như thể…đã có từ lâu.

Xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn được TP Hà Nội chọn thí điểm bán đất. Hỏi một số người dân có biết về chương trình NTM ở xã mình không, họ chỉ tay ra ngoài cánh đồng bảo: “Chúng tôi không biết họ sẽ xây dựng cái gì, chỉ nghe mang máng là họ chuẩn bị bán đất ở một số khu vực”. May thay, khi gặp lãnh đạo UBND xã Mai Đình, họ làm tôi an tâm hơn khi nói về NTM một cách rất say sưa, tâm huyết. Chỉ có điều, họ cũng như người dân, nghĩa là cái mà họ nói nhiều nhất, bàn nhiều nhất không phải là làm thế nào để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho dân mà là việc TP cho phép bán đấu giá đất để lấy tiền xây dựng NTM.

Chủ tịch UBND xã Mai Đình Lê Đăng Minh vui ra mặt, hồ hởi nói: “TP đã cho phép chúng tôi bán đất rồi, anh xem quyết định đây này. Trước thành phố chỉ cho bán đấu giá đất xen kẹt thôi, giá thấp và chỉ được giữ lại 50%. Nay, với đất xen kẹt, TP cho giữ lại 100%. Nay cho bán cả đất lúa. Không những thế, chúng tôi còn được giữ lại 80% số tiền bán đấu giá đất đó”.

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, tổng số tiền xây dựng xã NTM Mai Đình sẽ hết gần 253 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách TP chi trên 41 tỉ đồng, ngân sách huyện gần 42 tỉ đồng, ngân sách xã gần 43 tỉ đồng, huy động dân đóng góp gần 34 tỉ đồng, huy động vốn đầu tư của các DN trên 32 tỉ đồng…Ông Minh mừng ra mặt vì được bán đấu giá đất, nhưng ông vẫn bảo: “Nhìn chung đến thời điểm này tốt rồi nhưng vẫn chưa nhìn thấy tiền đâu. Có tiền trong tay thì mới… chắc”.            

Bất kỳ người nào đi trên con đường 31 qua xã Mai Đình và con đường vào trung tâm xã đều nhìn thấy rất nhiều đất đã được thu hồi nhưng cỏ mọc um tùm. Vậy phải chăng UBND xã Mai Đình đã lên kế hoạch bán đất kỹ càng từ lâu lắm rồi, nay mới có cơ hội để bán. Chẳng những thế, ông Minh còn bảo: “Ở xã tôi, đất công không còn nữa, chỉ còn ở những nơi xen kẹt. Bây giờ muốn bán thì chỉ có thu hồi đất lúa của dân. Mà lấy đất lúa, thì cũng phải lấy đất ven QL3 và ven đường 31 đi sân bay Nội Bài mới có giá cao chứ đất trong làng chả thu được bao nhiêu. Chúng tôi đã tính kỹ rồi”.

Tìm đến xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) – xã thứ 2 được TP chọn thí điểm xây dựng NTM, lãnh đạo xã cũng khẳng định như đinh đóng cột: “Chúng tôi đã có đất để đấu giá rồi. Đất 2 lúa + 1 màu của dân ở khu vực Vệ Lăng – Cây Sung, gần đường QL2 vừa được nâng cấp thành 6 làn xe. Ở đây đất đắt nên chúng tôi không lo không có tiền xây dựng NTM, dù TP giao cho ngân sách xã lo 61 tỉ đồng thì riêng bán đất chúng tôi thừa đủ. Lo là lo làm sao tiêu được hết tiền đó”.

Theo đề án xây dựng NTM đã được HĐND TP Hà Nội thông qua, Hà Nội phấn đấu từ năm 2010-2015 có từ 35-40% số xã đạt xã NTM. Từ năm 2015-2020 có 70-80% số xã đạt NTM. Từ 2020-2030 100% số xã đạt NTM. Tổng kinh phí cho đề án này là 32.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách cấp là 17.000 tỉ đồng. 3 xã được làm thí điểm là Đại Áng, huyện Thanh Trì; Mai Đình, huyện Sóc Sơn và Song Phượng, huyện Đan Phương đến hết năm 2011 cơ bản đạt NTM. Với mục tiêu này, Hà Nội phấn đấu đạt sớm hơn nhiều so với kế hoạch chung của cả nước.
Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín (Hà Nội) là một xã làng nghề, đời sống người dân khá cao. Từ nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng ở đây cũng được Nhà nước đầu tư và bản thân người dân đóng góp xây dựng nhiều, nhưng Bí thư Đảng ủy xã Nhị Khê Phạm Đức Sinh bảo: “Tưởng là ngon rồi, nhưng khảo sát mới thấy chưa ngon tí nào. Theo dự tính của chúng tôi báo cáo huyện xây dựng NTM, phải ném vào đấy khoảng 156 tỉ đồng nữa, đấy là mới tạm tính chứ sau này huyện tỉnh quyết định có thể hơn nữa”.

Theo như lời ông Sinh thì đến thời điểm này, huyện Thường Tín vẫn chưa có quyết định và chưa giao cụ thể ngân sách xã phải đảm bảo bao nhiêu. Tuy nhiên, ông Sinh khẳng định: “Chúng tôi có khoảng 20 ha đất, và đã xác định một vài khu để đấu giá. Nếu huyện mà giao vài chục tỉ đồng thì chúng tôi hoàn toàn có thể đảm bảo được. Tuy nhiên, không biết chủ trương thế nào. Phải có tiền vào tài khoản của huyện, của xã mới yên tâm. Không cứ trình hết cấp này đến cấp kia khổ lắm”.

Trao đổi với một số lãnh đạo xã của Hà Nội, ai cũng tỏ ra phấn khởi khi TP cho bán đất để xây dựng NTM, vì thực tế, từ trước đến nay có mấy xã đủ ngân sách đâu. Muốn xây dựng cơ sở hạ tầng xã nào cũng ngóng bán đất, thậm chí thôn cũng muốn bán.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất