| Hotline: 0983.970.780

Bản đồ dịch heo tai xanh ĐBSCL: 12/13 tỉnh có dịch

Thứ Ba 31/08/2010 , 09:17 (GMT+7)

Theo báo cáo mới nhất từ các tỉnh ĐBSCL thì dịch heo tai xanh đã lan ra 12/13 tỉnh trong vùng. Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, dịch có thể nổ ra bất cứ đâu.

* Xuất hiện dấu hiệu thiếu thịt heo 

Theo báo cáo mới nhất từ các tỉnh ĐBSCL thì dịch heo tai xanh đã lan ra 12/13 tỉnh trong vùng. Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, dịch có thể nổ ra bất cứ đâu. Đặc biệt là hiện tượng bán tháo heo bệnh và thương lái vận chuyển gia súc luồn lách trên các kênh rạch không kiểm soát nổi.

Ngày 30/8, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Diệp Kỉnh Tần đã họp với Sở NN- PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh ĐBSCL và TPHCM. Đến nay 12/13 tỉnh, thành ĐBSCL đã có dịch heo tai xanh. Đây là nguy cơ lớn với ĐBSCL nói riêng và các tỉnh phía Nam nói chung. Lo lắng nhất là dù đã có dịch nhưng 7 tỉnh trong vùng vẫn chưa công bố. Không những thế nhiều tỉnh còn không thông báo chính sách hỗ trợ hộ người chăn nuôi một cách minh bạch khiến dịch lây lan nhanh hơn. Một vài địa phương đưa ra mức hỗ trợ rất khác nhau đã vô tình đẩy đàn heo có bệnh từ tỉnh được hỗ trợ thấp sang tỉnh được hỗ trợ cao hơn. Đến nay dịch đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng.

Ông Dương Nghĩa Quốc, PGĐ Sở NN- PTNT Đồng Tháp nói: Sau một thời gian chống dịch, đã có hiện tượng hụt nguồn cung cấp thịt heo tại chỗ nên xuất hiện tình trạng vỏ lãi chở heo hơi từ Tiền Giang, Bến Tre theo đường sông lén lút đưa về.  Còn ở một số địa phương khác như Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang người dân vẫn hoang mang không ăn thịt heo mà chuyển sang ăn gà, cá, thịt bò. Ở An Giang, giá heo giảm còn 21.000đ/kg, trong khi bò, gà vịt tăng giá vù vù. Người chăn nuôi đang lỗ nặng, vì giá thành chăn nuôi đã là 31.000-32.000đ/kg heo hơi.

Hầu hết các tỉnh trong vùng đều kêu khó kiểm soát dịch trên vùng sông nước ngang dọc chằng chịt hiện nay. Trong tổng đàn heo hơn 3 triệu con trong vùng mới chỉ có 4% heo bị bệnh, như vậy vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào bảo vệ đàn heo còn lại? Trong khi đó tại nhiều tỉnh đã xuất hiện thêm những khó khăn với hộ chăn nuôi, ví như các đại lý TĂCN không bán ghi nợ dẫn đến người nuôi heo không mua được cám, tại nhiều hộ đàn heo bị bỏ đói. Có người nói nuôi heo hiện nay như đeo nợ, vì heo sạch bán ra không ai mua, đi mua cám về nuôi heo không ai bán. Tóm lại người ta coi con heo như...hủi.

Tuy nhiên đã có tín hiệu đáng mừng là tại 3 tỉnh hứng "bão" tai xanh nặng nề nhất là Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng đều có dấu hiệu dịch bệnh đang dịu dần. Vì vậy chuẩn bị cho thời kỳ "hậu" dịch, Chi cục Thú y các tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ NN- PTNT nên có biện pháp vừa chống dịch, dập dịch đồng thời bảo vệ đàn heo khỏe, đàn heo giống đang còn, giảm thiểu thiệt hại cho hộ chăn nuôi. Vấn đề lớn nhất tới đây là làm thế nào hỗ trợ người chăn nuôi tái gầy dựng đàn heo, cung cấp con giống sạch bệnh và có biện pháp hỗ trợ lãi vay ngân hàng cho bà con vốn đã kiệt quệ. Hiện nay hình thức trang trại chăn nuôi tập trung kiểm soát được dịch bệnh thì cho vận chuyển, xuất chuồng. Đối với tiêu thụ heo thịt trong nội huyện, nội tỉnh, giám sát không nhiễm bệnh cho giết mổ tại chỗ để người chăn nuôi...dễ thở hơn.

Từ ngày 19/6 đến 27/8 dịch tai xanh nổ ra trên 7.785 hộ chăn nuôi tại 520 xã, phường, thị trấn thuộc 77 huyện của 12/13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, với tổng số 104.529 con heo bệnh trên tổng đàn 179.634 con mắc bệnh và đã có 56.998 con phải tiêu hủy. Riêng tỉnh Trà Vinh chưa có dịch. 

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần sau khi đi thực tế nhiều tỉnh phía Nam nhận định: “Đây là năm dịch bệnh xảy ra phức tạp nhất, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Đến nay dịch bệnh đã có mặt ở gần 30 tỉnh, thành. Tuy Long An, Tiền Giang dịch bệnh có dấu hiệu giảm, song diễn biến trên toàn vùng chưa thể chủ quan. Kinh nghiệm phòng chống dịch thành công tại nhiều địa phương cho thấy nếu không có biện pháp quyết liệt, phối hợp kiểm soát chặt chẽ giữa cơ quan thú y và chính quyền thì dịch sẽ vẫn tái đi diễn lại. Nếu địa phương nào để dịch phức tạp thêm sẽ kiểm điểm, kỷ luật và sẽ không được hỗ trợ tiền chống dịch".

Trong việc tiêu thụ heo, theo Thứ trưởng cần thông tin rõ virus gây bệnh heo tai xanh  không gây hại đến người; cần công bố điểm giết mổ, điểm bán heo sạch cho người tiêu dùng biết rõ, đến mua về tiêu dùng. Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ tiêu thụ sản phẩm heo thịt và hỗ trợ lãi suất trong việc tồn trữ cấp đông nhằm giữ giá heo có lợi cho bà con.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm