| Hotline: 0983.970.780

Bán đuông dừa, một nhà hàng bị phạt 6 triệu đồng

Thứ Năm 28/07/2016 , 14:13 (GMT+7)

Vốn là món nhậu khoái khẩu, nhưng hiện đuông dừa đã bị cấm mua bán, nhân nuôi phát tán dưới mọi hình thức.


Đuông dừa sống trong phần cổ hũ mềm của cây dừa. Chúng là ấu trùng của loại bọ cánh cứng: kiến dương hay bọ rầy khoét ngọn và chui vào đẻ trứng rồi theo thời gian trứng nở ra thành những ấu trùng nhỏ và nhanh chóng lớn lên nhờ ăn những đọt cổ hủ dừa vừa mềm vừa bổ, làm cây dừa kiệt sức và úa tàn đi. Ảnh: Trương Minh Hiếu

 

Ngày 28/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc sở này vừa xử phạt 6 triệu đồng đối với ông Phạm Thế Hiền, Chủ vườn ẩm thực Mai An Tiêm (TP Bến Tre) sau khi lực lượng kiểm tra liên ngành qua kiểm tra một số cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn, phát hiện nơi này có hành vi bán đuông dừa cho khách.

Theo ông Hiền, đuông dừa này ông mua từ người dân địa phương, sau đó chế biến bán lại cho khách với giá 10.000 đồng một con. Lực lượng chức năng đã buộc ông Hiền cam kết không tái phạm.

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có gần 70.000 ha dừa, là địa phương có diện tích cây dừa lớn nhất cả nước. Do đuông dừa là sinh vật gây hại bằng cách đẻ trứng lên cây dừa, sau đó đuông con sẽ ăn hết phần cổ hủ dừa làm chết cây. Nghị định 31/2016 của Chính phủ cũng đã quy định mức xử phạt đối với hành vi mua bán, nhân nuôi phát tán đuông dừa dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, ngoài một số quán ăn bán đuông dừa với giá từ 10.000 đến 20.000 đồng một con, tại một số địa phương tỉnh Bến Tre trước đây như huyện Bình Đại, Giồng Trôm còn xảy ra tình trạng người dân lén lút nuôi đuông theo quy mô nhà xưởng, sau đó bán sỉ cho nhà hàng với giá 5.000 đồng một con.

VnExpress

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm