| Hotline: 0983.970.780

Bàn giải pháp ứng phó hạn hán tại Ninh Thuận

Thứ Năm 19/04/2018 , 08:44 (GMT+7)

Về giải pháp ứng phó hạn hạn cục bộ thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai đặt máy bơm để khai thác nước ngầm tại các ao chống hạn để điều tiết nước; thực hiện tưới luân phiên.

16-17-18_1
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi thị sát tại hồ Ông Kinh đang trơ đáy

Sáng 18/4, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh dẫn đầu đã làm việc Sở NN-PTNT Ninh Thuận về tình hình nguồn nước, những ảnh hưởng đến sản xuất dân sinh từ mùa khô năm 2018 đến nay và các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn.
 

9 hồ cạn kiệt

Báo cáo buổi làm việc, ông Trần Văn Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Ninh Thuận cho biết, tính đến ngày 17/4, tổng dung tích 21 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 120,56/194,49 triệu m3, chiếm 61,99% dung tích thiết kế. Lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương là 100,89/165 triệu m3, lưu lượng nước vào hồ 5,44 m3/s. Đáng lưu ý một số hồ chứa nước có dung tích nhỏ bị cạn kiệt như: Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Ông Kinh, CK7 và Ma Trai. Trong khi đó, dòng chảy một số sông suối nhỏ xa đầu nguồn có hiện tượng giảm lưu lượng, nguy cơ thiếu nước trong thời gian tới, cũng đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.

Theo ông Tuấn, thời gian qua do ảnh hưởng nắng nóng nên một số vùng bị hạn hán cục bộ kéo dài tại xã Phước Trung (Bác Ái) khiến gia súc bị chết. Theo Chi cục Chăn nuôi –Thú y, tính đến nay đã có 785/11.862 con gia súc bị chết của 34 hộ ở tại xã Phước Trung và hộ chăn nuôi xâm canh trên địa bàn xã này. Nguyên nhân chính do chết là các hộ chăn nuôi với quy mô chăn nuôi lớn, nhưng lại chủ quan, không chủ động trong vấn đề thức ăn, quản lý và chăm sóc kém.

Còn ông Phan Quang Thựu, PGĐ Sở NN-PTNT Ninh Thuận, cho biết thêm, tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh hiện chỉ ở mức cục bộ một số vùng. Tuy nhiên nếu trong thời tới trời (PV-đến tháng 5) trời tiếp tục không có mưa tiểu mãn, thì nguy cơ hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sản xuất dân sinh trên diện rộng. Theo đó, tình trạng hạn hán thiếu nước sinh hoạt sẽ diễn ra tại các xã Phước Thành 810/3.507 khẩu; Phước Trung 566 hộ/2.501 khẩu (Bác Ái). Thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải) 80 hộ/301 khẩu. Thôn Suối Le, xã Phước Kháng (Thuận Bắc) 99 hộ/373 khẩu. Xã Ma Mới (Ninh Sơn) 749 hộ/3.265 khẩu.

16-17-18_3
Hồ Ông Kinh đang trơ đáy

Bên cạnh đó, nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn cũng sẽ xảy ra tại các thôn Sơn Hải 1,2, Vĩnh Trưởng; Từ Thiện, xã Phước Dinh; các thôn Lạc Tân, Lạc Tiến, xã Cà Ná; các thôn Thương Diêm 1,2 thuộc xã Phước Diêm (đều huyện Hàm Thuận Nam); Các thôn An Thạnh, Hòa Thạnh thuộc xã An Hải (Ninh Phước); các thôn Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hòa, thuộc xã Ninh Hải (Ninh Hải)...Thôn Bình Tiên, xã Công Hải (Thuận Bắc); các khu phố 9,10, thôn Phú Thọ thuộc phường Đông Hải; các khu phố 4,5 thuộc phường Mỹ Đông (TP Phan Rang-Tháp Chàm)...
 

Giải pháp căn cơ

Về giải pháp ứng phó hạn hạn cục bộ thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai đặt máy bơm để khai thác nước ngầm tại các ao chống hạn để điều tiết nước; thực hiện tưới luân phiên, tưới tiết kiệm ở những vùng khó khăn…Còn giải pháp chống hạn trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy săn, điều chỉnh hợp lý kế hoạch cấp nước. Nếu xảy ra thiếu hụt nguồn nước hoặc xâm nhập mặn, tỉnh Ninh Thuận sẽ cấp nước theo thứ tự ưu tiên từ nước sinh hoạt, nước gia súc mới đến sản xuất. Tăng cường biện pháp bảo vệ gia súc, gia cầm, tấn dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp, giữ trữ thức ăn gia súc trong điều kiện hạn hán. Tổ chức nạo nét kênh định kỳ, khơi thông dòng chảy…

16-17-18_4
Ông Tỉnh khảo sát tại trạm bơm Xóm Bằng
Đại diện Cục Chăn nuôi, cho biết, để đảm bảo thức ăn cho gia súc trong mùa nắng hạn, trước mắt chúng ta phải tận dụng nguồn rơm để ủ với urê. Cụ thể, cứ 100 kg rơm khô + 4 kg u rê + 100 lít nước trộn đều và ủ trong mấy tuần rồi cho gia súc ăn để cải thiện giá trị dinh dưỡng khi thiếu thức ăn thô xanh. Về giải pháp lâu dài cho những năm tới ngoài việc trồng cỏ chịu hạn, thì khi vào mùa mưa có nguồn thức ăn dồi dào chúng ta nên hướng dẫn nông dân ủ xanh, ủ chua các loại cỏ, thân cây ngô để giữ trữ thức ăn cho mua khô hạn mà vẫn đảm bảo.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, để giải quyết căn cơ tình trạng hạn hán của Ninh Thuận hiện nay, đề nghị Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng thúc đẩy việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và hồ Sông Than; đồng thời bố trí xây dựng hệ thống cấp nước liên hồ chứa, liên khu tưới, nhất là khu tưới Bắc Phong, Bắc Sơn, Nhơn Hải (cối kênh Bắc Nha Trinh-Lâm Cấm, khu tưới hồ Ông Kinh).

Về giải quyết trước mắt nước tưới cho diện tích hàng trăm ha đất sản xuất, trong đó khoảng 80 ha cây nho, táo ở khu vực hồ Ông Kinh (Ninh Hải) hiện đã cạn kiệt, trơ đáy. Bộ NN-PTNT đồng ý thực hiện khẩn cấp một dự án đấu nối đường ống dài khoảng 15km, để lấy nước từ trạm bơm Xóm Bằng (Thuận Bắc) để cấp nước cho hồ Ông Kinh.

Tuy nhiên ông Nguyễn Hồng Khanh, Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) lưu ý phải tính toán làm sao việc xây dựng lấy nước từ trạm bơm này đưa về phải đảm bảo hiệu quả.

Còn ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho rằng, trong chỉ đạo hạn hán việc chủ động là yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên để làm được điều này tỉnh Ninh Thuận nên xây dựng 3 kịch bản, một là hạn nặng, hai là hạn trung bình và ba là không có hạn.

Trong đó, các kịch bản có đưa ra các giải pháp cụ thể như thiếu nước chỗ nào, tưới tiêu thế nào, vùng nào cần chuyển đổi…Khi đó, bước vào tình huống nào đấy chúng ta không phải làm lại từ đầu vì lúc đó chúng ta đã có kịch bản nền rồi nên sẽ chủ động hơn.

Ông Tỉnh cũng lưu ý phải phân loại, nước sinh hoạt, nước gia súc và một số đối tượng các ngành hàng không thể thiếu nước, thì phải ưu tiên, đảm bảo tần suất 100%; còn các đối tượng khác tần suất thấp hơn. Trong ngành nông nghiệp, cụ thể trồng trọt thì các đối tượng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả thì tầng suất phải cao còn lúa thì ở mức độ nào đó…

16-17-18_5
Đoàn Bộ NN-PTNT làm việc Sở NN-PTNT Ninh Thuận

Ông Tỉnh, đánh giá tình hình hạn hán tại Ninh Thuận chỉ ở mức cục bộ ở một số nơi không có công trình và các hồ chứa nhỏ. Để ứng phó hạn hạn có hiệu quả thì phải thường xuyên cập nhận thời tiết, mực nước hồ nước để điều tiết hợp lý, trong đó ưu tiên nước sinh hoạt, nước uống gia súc mới đến sản xuất.

Đối với những vùng xuyên bị hạn hán, thiếu nước thì phải cập nhập, rà soát, kiểm tra nguồn nước, để mà xây dựng kế hoạch cấp nước phù hợp. Nếu thiếu nước thì cần chủ động dừng sản xuất, cũng như có phương án chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây trồng sử dụng nước ít hơn. Đồng thời sử dụng biện pháp tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt cho cây trồng cạn và tưới ước khô xen kẽ, nông độ phơi cho cây lúa. Bên cạnh đó, cần huy động các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình mới cũng như nâng cấp các công trình thủy lợi, đặc biệt các hồ chứa nước. Tuy nhiên đối với Ninh Thuận ngoài vấn đề xây dựng thì phải tiếp tục xây dựng liên thông kết nối hồ chứa, để chuyển lượng nước từ vùng có điều kiện đến vùng khô hạn, nhất là vùng ven biển…

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm