| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao tàu cá Composite hiện đại đầu tiên ở Quảng Ngãi

Thứ Bảy 14/10/2017 , 19:31 (GMT+7)

Tàu cá lần này đầu tiên ở Quảng Ngãi đã áp dụng một số trang thiết bị công nghệ mới như lắp đặt hệ thống đền chiếu sang công nghệ LED...

17-50-17_1
Cắt băng khánh thành và bàn giao tàu vỏ Composite đầu tiên

Chiều nay (14/10), tại Cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi tổ chức bàn giao tàu vỏ Composite đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi từ nguồn vốn tài trợ của Tập đoàn Vingroup cho ngư dân Dương Văn Rin ở xã Bình Châu để đưa vào khai thác.

Tàu mang số hiệu QNg 95537 là tàu cá vỏ Composite chuyên hành nghề cá, có chiều dài 24 m, rộng 6,5 m, chiều cao mạn 3,1 m, công suất 850 CV, tổng mức đầu tư gần 13,5 tỉ đồng, từ nguồn vốn tài trợ của Tập đoàn Vingroup.

Tàu cá lần này đầu tiên ở Quảng Ngãi đã áp dụng một số trang thiết bị công nghệ mới như lắp đặt hệ thống đền chiếu sang công nghệ LED, tổng công suất 2.880W dẫn dụ cá sẽ góp phần đáng kể việc tiết kiệm nhiên liệu cũng như tăng tuổi thọ sử dụng bóng đèn lên gấp 4-5 lần.

Tàu cá được lắp đặt hệ thống làm lạnh nhanh nước biển tới nhiệt độ 0oC , sau đó đưa vào hầm bảo quản lạnh nhằm bảo quản cá đánh bắt giữ được chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị thương mại, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.

Tàu còn lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện sinh hoạt thường xuyên cho tàu cá, giảm chi phí nguyên liệu thường xuyên trong chuyến biển...

17-50-17_2
Tàu vỏ Composite đầu tiên hiện đại được ngư dân Quảng Ngãi đưa vào khai thác

Nhân dịp này, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi trao tiền hỗ trợ cho 4 trường hợp ngư dân bị chết và mất tích trên biển, mỗi trường hợp 10 triệu đồng; 11 trường hợp các chủ tàu bị thiệt hại khi đánh bắt trên biển bị tàu nước ngoài gây hại; cho 2 trường hợp vay đóng tàu mới, mỗi trường hợp 700 triệu đồng.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm