| Hotline: 0983.970.780

Bán mua kỳ cục

Thứ Hai 08/10/2012 , 10:01 (GMT+7)

- Theo ông, có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong 1 lĩnh vực thì có tốt không?

- Theo ông, có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong 1 lĩnh vực thì có tốt không?

- Đương nhiên là tốt rồi. Vì có nhiều doanh nghiệp tham gia cùng 1 lĩnh vực, thì để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh nhau bằng chất lượng, giá cả, mẫu mã của sản phẩm, hình thức bán hàng hay chính sách hậu mãi. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

- Về lý thuyết là thế. Nhưng thực tế ở nước ta, ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng, khi có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào, lại gây hại cho người nông dân, người tiêu dùng, gây hại cho kinh tế đất nước nhé.

- Có chuyện vậy sao?

- Có nhiều chứ. Như trong ngành cá tra ấy. Dăm bảy năm trở về trước, khi số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra còn ít, thì giá cá tra xuất khẩu của nước ta ở mức khá tốt. Mấy năm nay, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra tăng vọt, lên tới hàng trăm doanh nghiệp, Việt Nam vẫn gần như đang độc chiếm thị trường xuất khẩu cá tra, thì giá cá tra xuất khẩu của ta lại thường theo hướng giảm xuống. Ông có biết vì sao không?

- Không?

- Vì các doanh nghiệp cá tra đua nhau chào giá thấp hơn so với doanh nghiệp khác để giành mối hàng. Mỗi khi ngành thủy sản tổ chức hội chợ triển lãm, hay tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế, thì giá cá tra xuất khẩu của ta lại bị giảm xuống do các doanh nghiệp tham gia hội chợ đã đua nhau giảm giá để chèo kéo khách hàng.

- Trời, làm ăn buôn bán kiểu ấy chẳng khác gì tự hại nhau, tự mình hại ngành cá tra của mình.

- Mấy ông xuất khẩu thì cạnh tranh bằng cách làm giảm giá xuất khẩu, giảm giá trị hàng xuất khẩu của mình. Còn mấy ông chuyên mua sản phẩm của nước ngoài, nhiều khi lại cạnh tranh giành quyền mua hàng bằng cách đẩy giá chào mua lên cao, vừa gây tốn kém ngoại tệ cho đất nước, vừa làm tăng chi phí cho người tiêu dùng.

- Mua cái gì mà lạ vậy?

- Đó là chuyện của mấy ông truyền hình có trả tiền. Trong vòng mấy năm qua, Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh nâng giá bán bản quyền truyền hình giải này một cách chóng mặt cho mấy đài truyền hình tại Việt Nam. Từ mức 5 triệu USD gói 2007-2010 nhảy vọt lên 19 triệu USD gói 2010-2013, sắp tới lại là giá 30 triệu USD cho gói 2013-2030. Ông có biết vì sao họ cứ tăng giá vô tội vạ như vậy không?

- Không.

- Vì mấy ông truyền hình không chịu bắt tay cùng nhau mua bản quyền cho rẻ, mà ông nào cũng muốn độc quyền phát sóng giải này nên sẵn sàng đua nhau chào mua với giá cao hơn để đánh bại đối thủ, giành bản quyền phát sóng về mình. Thành ra cạnh tranh mua hàng kiểu đó, càng khiến cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam ngày càng phải bỏ tiền ra nhiều hơn trước.

- Trời, đúng là mấy kiểu bán mua kỳ cục thật, chắc chỉ có ở Việt Nam ta.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất